YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Ngô Sĩ Liên

Tải về
 
NONE

Việc ôn tập kiến thức trọng tâm thì việc rèn luyện kĩ năng giải đề là vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới. Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Ngô Sỹ Liên được Học247 biên soạn và chọn lọc dưới đây sẽ giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi. Chúc các em có kết quả thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

(Trích Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet)

Câu 1 (0,5 điểm): Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1,5 điểm): Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về tình đồng chí đồng đội của các cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Người mẹ cầu chúc cho con mình luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

Câu 2 (1,0 điểm):

Nội dung: người mẹ đã giúp con nhìn nhận cuộc sống, hướng con đến giá trị làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước.

Câu 3 (1,5 điểm):

Câu nói mang ý nghĩa: cuộc đời của mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió thì mới có thể đúc rút ra những bài học để hoàn thiện bản thân. Có trải qua sóng gió, chúng ta mới thêm trân trọng và thấy những lúc bình yên, hạnh phúc vô cùng đáng giá.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về câu tục ngữ Thương người như thể thương

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “thương người như thể thương thân”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thương người như thể thương thân: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “thương người như thể thương thân” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tinh thần “thương người như thể thương thân”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận về tình đồng chí đồng đội của các cô gái thanh niên xung phong trong Những ngôi sao xa xôi

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và ba nhân vật chính.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường.

Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.

Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.

→ Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh.

b. Những nét chung và nét riêng của ba cô gái thanh niên xung phong

* Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong

Họ đều là những cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu.

Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết.

Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương.

Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết: thể hiện ở tính tình, sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.

Vẻ đẹp tâm hồn: là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng; nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa, bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai.

* Nét riêng

- Nho là em út tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rất bản lĩnh, rắn rỏi.

- Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau: Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào; rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt; trong cô có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu.

- Nhân vật Phương Định: Là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường…, hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ. Chăm sóc chu đáo cho đồng đội. Phương Định còn là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.

→ Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.

3. Kết bài

Khái quát lại ba nhân vật đồng thời nêu lên giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3 (1,5 điểm): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà em rút ra được để hoàn thiện mình.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của em về câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm.

Câu 2 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3 (1,5 điểm):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân.

- Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm.

- Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích

“ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản đề

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình qua bài thơ “Nói với con”

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

4 câu thơ đầu: tiếng lòng hạnh phúc của một người cha khi nhắc về kỷ niệm những ngày con còn thơ ấu với những bước đi chập chững đầu đời. Y Phương gợi nhắc quá khứ, gợi mở cho con những nền tảng đầu tiên về tình cảm gia đình ấm áp, về quá trình sinh ra và lớn lên của một con người.

b. Khổ thơ cuối

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa bài thơ Nói với con và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Miền Trung

“(...) Miền Trung
Câu ví dặm nằm nghiêng
Trên nắng và dưới cát
Đến câu hát cũng hai lần sàng lại
Sao lọt tai rồi vẫn day dứt quanh năm

Miền Trung
Bao giờ em về thăm
Mảnh đất nghèo mùng tơi không kịp rớt
Lúa con gái mà gầy còm úa đỏ
Chỉ gió bão là tốt tươi như cỏ
Không ai giao mà trắng mặt người

Miền Trung
Eo đất này thắt đáy lưng ong
Cho tình người đọng mật
Em gắng về
Đừng để mẹ già mong.”

(Hoàng Trần Cương)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2 (0,75 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3 (0,75 điểm): Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” để lại cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn thơ mang thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận về câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận khổ 2 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75 điểm):

Đoạn thơ miêu tả chân thực những nỗi vất vả, khó nhọc mà người dân miền Trung phải sống, phải đối mặt hằng ngày; đồng thời cũng thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất nghèo này.

Câu 3 (0,75 điểm):

Hình ảnh: “Miền Trung/ Eo đất này thắt đáy lưng ong/ Cho tình người đọng mật” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Mảnh đất miền Trung tuy phải chịu nhiều thiên tai, bão lũ khiến cuộc sống của con người nơi đây vất vả, cơ cực. Tuy nhiên, họ là những con người dạt dào tình cảm, trân thành, giản dị, đó là những điều vô cùng đáng quý.

Câu 4 (1,0 điểm):

Đoạn thơ miêu tả chân thực khó khăn trong cuộc sống của đông bào miền Trung đồng thời mang ý nghĩa, thông điệp sâu sa: con người dù sống ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào dù khó khăn về vật chất nhưng hãy giàu về tình cảm yêu thương, có như vậy xã hội mới ngày càng tốt lên được.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta - những công dân của tổ quốc hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với nhau và đoàn kết, cùng nhau giúp cho đất nước, quê hương của mình phát triển giàu đẹp, văn minh hơn khiến cho những kẻ thù lăm le xâm lược phải bỏ cuộc.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn, khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc sẽ được nhân ra rộng hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận khổ 2 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và dẫn dắt vào khổ thơ 2 và 3.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ hai

b. Khổ thơ thứ ba

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Ngô Sĩ Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF