YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Khuyến

Tải về
 
NONE

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Khuyến mang đến cho quý thầy, cô và các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích nhằm chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa Học kì 2 sắp đến. Với sự trình bày chi tiết, rõ ràng của đội ngũ giáo viên HOC247 hi vọng sẽ mang đến cho các em nhiều dạng đề thi mẫu hữu ích. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN

ĐỀ THI GIỮA HK2 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: LỊCH SỬ 10

KẾT NỐI TRI THỨC

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?

A. Nằm ở vị trí “ngã tư đường” giao thương quốc tế.

B. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Khu vực duy nhất của châu Á không tiếp giáp với biển.

D. Là cầu nối giữa hai nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.

Câu 2. Những tôn giáo nào của Ấn Độ được du nhập vào Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên?

A. Hồi giáo và Phật giáo.

B. Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.

C. Nho giáo và Đạo giáo.

D. Phật giáo và Hin-đu giáo.

Câu 3. Hình thức tổ chức xã hội nào tồn tại phổ biến và là nền tảng cho sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

A. Làng/bản.

B. Đô thị cổ.

C. Lãnh địa.

D. Trang viên.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của biển đối với các quốc gia Đông Nam Á?

A. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.

B. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

C. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.

D. Là đường giao thương với bên ngoài.

Câu 5. Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã

A. tạo nên sự tương đồng tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.

B. tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.

C. đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.

D. gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.

Câu 6. Cư dân Đông Nam Á có thái độ như thế nào đối với các thành tựu văn minh Ấn Độ và Trung Hoa?

A. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh bên ngoài.

B. Đóng cửa, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.

C. Sao chép nguyên bản các thành tựu văn minh bên ngoài.

D. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các thành tựu văn minh.

Câu 7. Từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên đến thế kỉ VII là giai đoạn văn minh Đông Nam Á

A. Hình thành và bước đầu phát triển.

B. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực.

C. Bộc lộ dấu hiệu suy sụp, khủng hoảng.

D. Có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây.

Câu 8. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Cam-pu-chia thời trung đại là

A. Đền Ăng-co Vát.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. đền Bô-rô-bua-đua.

D. chùa Thạt Luổng.

Câu 9. Trên cơ sở tiếp thu bộ Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Thái Lan đã sáng tạo nên tác phẩm văn học nào?

A. Phạ Lắc Phạ Lam.

B. Riêm Kê.

C. Ra-ma-kiên.

D. Dạ thoa vương.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Sự phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Tiếp thu có chọn lọc văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.

C. Ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh ở Tây Á và Bắc Phi.

D. Sự thống nhất trong đa dạng về thành phần dân cư, tộc người.

Câu 11. Việc cư dân Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng không phản ánh ý nghĩa nào dưới đây?

A. Cho thấy tinh thần dân tộc và sự phát triển cao về tư duy của cư dân.

B. Phản ánh tính khép kín trong quan hệ với các nền văn minh bên ngoài.

C. Chữ viết là phương tiện để ghi chép, lưu trữ nhiều thành tựu văn minh khác.

D. Là minh chứng cho sự tiếp thu có sáng tạo các thành tựu văn minh bên ngoài.

Câu 12. Nhận xét nào dưới đây không đúng về tình hình tôn giáo ở Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hòa hợp.

B. Các tôn giáo luôn đối lập và xung đột gay gắt với nhau.

C. Tôn giáo ảnh hưởng lớn tới đời sống tinh thần của cư dân.

D. Các tôn giáo lớn của thế giới đều hiện diện ở Đông Nam Á.

Câu 13. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Đài thờ Trà Kiệu.

B. Trống đồng Ngọc Lũ.

C. Tượng Vũ nữ Áp-sa-ra.

D. Tượng Vishnu Bình Hòa.

Câu 14. Đứng đầu các bộ trong bộ máy tổ chức nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc là

A. Vua.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. Bồ chính.

Câu 15. Sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được thể hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

B. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

C. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 16. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ.

B. Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.

Câu 17. Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

A. Tháp Cánh Tiên (Bình Định).

B. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa).

C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

D. Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam).

Câu 18. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ Hán của Trung Quốc.

C. Chữ La-tinh của La Mã.

D. Chữ Nôm của Đại Việt.

Câu 19. Cư dân Chăm-pa và Việt cổ đều

A. Ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung.

B. Trồng lúa nước trên các vùng đồng bằng châu thổ.

C. Xây dựng các đền, tháp để thờ thần Shiva.

D. Có tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,…

Câu 20. Đặc điểm nổi bật của văn minh Chăm-pa là có sự kết hợp giữa

A. Văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

B. Văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.

C. Văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.

D. Văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.

Câu 21. Thương cảng nổi tiếng nhất của Vương quốc Phù Nam là

A. Thị Nại.

B. Vân Đồn.

C. Đại Chiêm.

D. Óc Eo.

Câu 22. Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, tiêu biểu là

A. Thần Brama.

B. Thần Mặt Trời.

C. Thần Shiva.

D. Thần Visnu.

Câu 23. Cư dân Chăm-pa và Phù Nam đều

A. Sùng mộ Thiên Chúa giáo.

B. Giỏi nghề buôn bán đường biển.

C. Dựng nhà sàn bằng gỗ, lợp mái lá.

D. Dựng các Thánh đường Hồi giáo đồ sộ.

Câu 24. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam?

A. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

B. Phù Nam được mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”.

C. Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều nước.

D. Phù Nam là điểm khởi đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản”, anh/ chị sẽ lựa chọn thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về điều kiện hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-D

3-A

4-B

5-B

6-D

7-A

8-A

9-C

10-C

11-B

12-B

13-B

14-C

15-B

16-B

17-C

18-A

19-B

20-A

21-D

22-B

23-B

24-C

           

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Lưu ý:

- Học sinh lựa chọn thành tựu và trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

* Tham khảo:

- Lựa chọn thành tựu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Đông Nam Á

- Giải thích:

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng tổ tiên là sợi dây nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.

+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Tín ngưỡng này được hình thành từ rất sớm (khoảng những thế kỉ trước Công nguyên), trải qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không hề bị lãng quên hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay.

Câu 2 (2,0 điểm):

* Giống nhau:

- Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.

- Cơ sở xã hội:

+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam

+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

* Khác nhau

 

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Địa bàn hình thành

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Kinh tế

- Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Hoạt động thương mại đường biển rất phát triển.

Bộ phận cư dân chính

- Người Việt cổ

- Người Sa Huỳnh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến)

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

2. Đề số 2

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN- ĐỀ 02

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á có điểm gì đặc biệt?

A. Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu hàn đới với đặc trưng: lạng giá, ít mưa.

C. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, nhiều thiên tai.

D. Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn cối, kém màu mỡ.

Câu 2. Cư dân Phù Nam tiếp nhận những tôn giáo nào của Ấn Độ?

A. Hồi giáo và Đạo giáo.

B. Phật giáo và Hin-đu giáo.

C. Công giáo và Nho giáo.

D. Nho giáo và Đạo giáo.

Câu 3. Trong số các nước Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ văn hóa Trung Hoa?

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Thái Lan.

C. Cam-pu-chia.

D. Việt Nam.

Câu 4. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á

A. Hình thành và bước đầu phát triển.

B. Phát triển rực rỡ trên các lĩnh vực.

C. Bộc lộ dấu hiệu suy sụp, khủng hoảng.

D. Có sự tiếp xúc với văn minh phương Tây.

Câu 5. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Lào thời trung đại là

A. Đền Ăng-co Vát.

B. Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Đền Bô-rô-bua-đua.

D. Chùa Thạt Luổng.

Câu 6. Hình thức tổ chức xã hội nào tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á?

A. Làng/bản.

B. Điền trang.

C. Lãnh địa.

D. Trang viên.

Câu 7. Trên cơ sở tiếp thu bộ Sử thi Ra-ma-ya-na của Ấn Độ, cư dân Cam-pu-chia đã sáng tạo nên tác phẩm văn học nào?

A. Phạ Lắc Phạ Lam.

B. Riêm Kê.

C. Ra-ma-kiên.

D. Dạ thoa vương.

Câu 8. Tín ngưỡng bản địa của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc là gì?

A. Thờ Đức phật.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Thờ Thiên Chúa.

D. Thờ thần Shiva.

Câu 9. Công trình kiến trúc tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là

A. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

B. Văn miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

C. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

D. Lai Viễn Kiều (Quảng Nam).

Câu 10. Thời Văn Lang – Âu Lạc, cai quản các chiềng, chạ là

A. Vua.

B. Lạc hầu.

C. Lạc tướng.

D. Bồ chính.

Câu 11. Cư dân Chăm-pa là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?

A. Lễ hội Ka-tê.

B. Chữ Nôm.

C. Chùa Cầu.

D. Bia Tiến sĩ.

Câu 12. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VII TCN.

B. Thế kỉ VII.

C. Thế kỉ I TCN.

D. Thế kỉ I.

Câu 13. Biển không có vai trò nào sau đây đối với các quốc gia Đông Nam Á?

A. Là đường giao thương với bên ngoài.

B. Đem lại nguồn tài nguyên phong phú.

C. Góp phần làm cho khí hậu trở nên ôn hòa.

D. Là nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp.

Câu 14. Văn minh Chăm-pa chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn minh nào dưới đây?

A. Văn minh Ấn Độ.

B. Văn minh Trung Hoa.

C. Văn minh Đại Việt.

D. Văn minh Phù Nam.

Câu 15. Sự đa dạng về cư dân, tộc người ở Đông Nam Á đã có tác động như thế nào? Đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

A. Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.

B. Tạo nên sự tương đồng tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.

C. Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.

D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh phương Tây.

B. Là một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.

Câu 17. Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã có thái độ như thế nào?

A. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo các thành tựu văn minh.

B. Sao chép nguyên bản các thành tựu văn minh bên ngoài.

C. Đóng cửa, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.

D. Bài trừ tuyệt đối các thành tựu văn minh bên ngoài.

Câu 18. Sự phát triển kinh tế của Vương quốc Phù Nam được biểu hiện thông qua việc

A. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

B. Phù Nam được mệnh danh là “xứ sở của trầm hương”.

C. Thương cảng Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều nước.

D. Phù Nam là điểm khởi đầu của “con đường tơ lụa trên biển”.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Là nền văn minh mang tính thống nhất trong sự đa dạng.

B. Hình thành trên cơ sở của nền nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.

D. Khép kín, không có sự giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây thể hiện sự phát triển kinh tế của cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc?

A. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

C. Kĩ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

D. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-D

4-B

5-D

6-A

7-B

8-B

9-C

10-D

11-A

12-D

13-D

14-A

15-C

16-B

17-A

18-C

19-D

20-C

21-A

22-C

23-C

24-B

           

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

Lưu ý:

- Học sinh lựa chọn thành tựu và trình bày quan điểm cá nhân.

- Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm điểm.

Tham khảo:

- Lựa chọn thành tựu: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cư dân Đông Nam Á

- Giải thích:

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng bản địa có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của cư dân Đông Nam Á, bởi với họ: thờ cúng tổ tiên là sợi dây nối liền quá khứ - hiện tại - tương lai, tạo nên một truyền thống liên tục của dân tộc.

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mang tính phổ biến, rộng rãi ở hầu hết các cộng đồng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á.

+ Tín ngưỡng này có sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Tín ngưỡng này được hình thành từ rất sớm (khoảng những thế kỉ trước Công nguyên), trải qua nhiều thời kì lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không hề bị lãng quên hay phai nhạt mà vẫn được duy trì cho đến hiện nay.

Câu 2 (2,0 điểm):

Giống nhau:

- Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn.

- Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.

- Cơ sở xã hội:

+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam

+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

Khác nhau

 

Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Địa bàn hình thành

- Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Kinh tế

- Thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Hoạt động thương mại đường biển rất phát triển.

Bộ phận cư dân chính

- Người Việt cổ

- Người Sa Huỳnh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến)

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

3. Đề số 3

ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN LỊCH SỬ 10 KNTT NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN- ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?

A. Thuộc Thái Bình Dương.

B. Thuộc Ấn Độ Dương.

C. Trải dài từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

D. Trải rộng ở Nam bán cầu.

Câu 2. Địa hình Đông Nam Á bao gồm

A. các bán đảo.

B. các quần đảo.

C. cả lục địa và hải đảo.

D. nhiều đồng bằng rộng lớn.

Câu 3. Với vị trí địa lí đặc biệt, điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á trong tiến trình phát triển nền văn minh là gì?

A. Được coi như một “ngã tư đường", cầu nối giữa các nền văn minh thế giới.

B. Trở thành một trung tâm văn minh lớn trên thế giới.

C. Hình thành một trung tâm văn minh với những thành tựu đặc sắc.

D. Nền văn minh phát triển muộn do những chia cắt về điều kiện tự nhiên.

Câu 4. Tư liệu dưới đây giúp em biết điều gì về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á?

“Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu Đông Nam Á đáng lẽ Có thể trở nên khô cằn như một số khu vực lục địa khác có cùng vĩ độ, nhưng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đúc như Cu-a-la Lăm-po, Xin-ga-po, Gia-các-ta, ...”.

(Theo Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Lịch Sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 152 - 153)

A. Ảnh hưởng tích cực của gió mùa và khí hậu biển đối với khu vực.

B. Đông Nam Á là khu vực giáp biển.

C. Đông Nam Á có khí hậu gió mùa.

D. Đông Nam Á có những đô thị đông đúc, trù phú.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội dung tư liệu 3, 4 (Lịch Sử 10, tr. 81)?

A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển do sự du nhập các thành tựu văn minh từ bên ngoài.

B. Khi người Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á, cư dân ở đây đã đạt đến trình độ phát triển nhất định.

C. Tổ chức xã hội cơ bản, tạo cơ sở nội tại hình thành nên các quốc gia cổ Đông Nam Á là các làng.

D. Giữa cư dân Đông Nam Á và cư dân Ấn Độ có những nét tương đồng.

Câu 6. Nền văn minh bản địa ở khu vực Đông Nam Á là

A. nền văn minh nông nghiệp.

B. nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.

C. nền văn minh sông nước.

D. nền văn minh thương mại biển.

Câu 7. Vùng đất hình thành Vương quốc hàng hải Sri Vi-giay-a (thế kỉ VII - XIII) ngày nay thuộc quốc gia nào?

A. Phi-líp-pin.

B. Bru-nây.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Thái Lan.

Câu 8. Một trong những quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam là một vương quốc hàng hải hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á khoảng 7 thế kỉ đầu Công nguyên là

A. Văn Lang - Âu Lạc.

B. Chăm-pa.

C. Phù Nam.

D. Chân Lạp

Câu 9. Các ngữ hệ chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á bao gồm:

A. Nam Á, Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao.

B. Nam Á, Nam Đảo, Mông - Dao, Tạng - Miến.

C. Nam Á, Thái - Ka-đai, Nam Đảo, Mông - Dao, Hán - Tạng.

D. Mông - Dao, Hán - Tạng, Tày - Thái, Ka-đai.

Câu 10. Tổ chức xã hội cơ bản hình thành nên các nền văn minh ở Đông Nam Á là gì? A. Làng/bản,...

B. Đô thị cổ.

C. Lãnh địa.

D. Phường hội.

Câu 11. Nền văn minh từ bên ngoài có ảnh hưởng sớm và sâu sắc tới khu vực Đông Nam Á là

A. văn minh Trung Hoa.

B. văn minh Ấn Độ.

C. văn minh Ấn Độ, Trung Hoa.

D. văn minh phương Tây.

Câu 12. Khai thác Tư liệu 5 (Lịch Sử 10, tr. 82), em biết cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua cách thức nào là chủ yếu?

A. Trong quá trình giao thương đường biển giữa thương nhân Ấn Độ và Đông Nam Á.

B. Thông qua quá trình truyền giáo của các nhà truyền giáo Ấn Độ.

C. Thông qua những thương nhân Ấn Độ sinh sống và lập nghiệp ở Đông Nam Á.

D. Thông qua các yếu tố trung gian, chủ yếu là từ các thương nhân Trung Quốc.

Câu 13. Ở khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa nhiều hơn cả?

A. Việt Nam.

B. Thái Lan.

C. Ma-lai-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Câu 14. Ý nào không đúng về các nhân tố cốt lõi của quá trình hình thành và phát triển nền văn minh trong khu vực Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

A. Nền nông nghiệp trồng lúa nước.

B. Chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ - Trung Hoa.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Tiếp thu ảnh hưởng của văn minh phương Tây.

Câu 15. Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng, thể hiện văn hoá truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hoà hợp của các tôn giáo.

C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hoá ngoài khu vực.

Câu 16. Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Ấn Độ và Trung Quốc.

D. các nước A-rập.

Câu 17. Những tôn giáo nào được truyền bá từ Ấn Độ vào khu vực Đông Nam Á?

A. Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo.

C. Hồi giáo, Hin-đu giáo.

B. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo.

D. Hin-đu giáo, Công giáo.

Câu 18. Vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á?

A. Khu vực Đông Nam Á được coi như “ngã tư đường", là trung tâm giao thương và giao lưu văn hoá thế giới.

B. Đông Nam Á nằm giữa hai nền văn minh lớn của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Hoạt động truyền giáo mạnh mẽ của các nhà truyền giáo từ bên ngoài.

D. Các tôn giáo phù hợp với đời sống tinh thần, tâm linh của cư dân bản địa.

Câu 19. Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cỔ, Mãi Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn, chữ Pa-li của người Ấn Độ.

B. Chữ Hán của người Trung Quốc.

C. Chữ Nôm của người Việt.

D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.

Câu 20. Truyện Kiều là tác phẩm được sáng tác và ghi lại bằng loại chữ nào?

A. Chữ Hán.

B. Chữ Nôm.

C. Chữ Phạn.

D. Chữ Quốc ngữ.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)

1-C

2-C

3A

4-A

5-A

6-B

7-C

8-C

9-C

10-A

11-C

12-A

13-A

14-C

15-A

16-C

17-A

18-A

19-A

20-B

21-D

22-A

23-A

24-B

           

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm):

* Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á:

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng, bao gồm ba nhóm chính: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng người đã khuất.

+ Các tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo lần lượt được du nhập vào Đông Nam Á và có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của cư dân.

- Chữ viết và văn học:

+ Cư dân các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra một hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình như: chữ Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt,...

+ Nền văn học viết đa dạng với nhiều tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay, như Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan),...

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Tạo dựng hàng loạt công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

+ Kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đạt đến đỉnh cao rực rỡ với nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là: quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-Co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam),...

* Nhận xét về giá trị trường tồn của thành tựu văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại:

- Nhiều thành tựu của văn minh Đông Nam Á còn tồn tại và phát huy giá trị đến ngày nay.

- Những thành tựu như: chữ viết, quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), chùa Phật Ngọc (Thái Lan), chùa Vàng (Mi-an-ma), khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam);... chính là minh chứng cho sức sống trường tồn với thời gian của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại cho đến ngày nay.

Câu 2 (2,0 điểm):

* Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

- Sự ra đời của nhà nước: Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2 700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN, đứng đầu là vua, giúp việc cho Hùng Vương là Lạc hầu, Lạc tướng,...

- Hoạt động kinh tế:

+ Nông nghiệp trồng lúa nước là nghề chính, đã khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa nước bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã có bước tiến lớn về công cụ và kĩ thuật canh tác nông nghiệp.

+ Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá và làm thủ công cũng phát triển.

- Đời sống vật chất:

+ Bữa ăn hằng ngày của người Việt cổ là cơm, rau, cá,...

+ Về trang phục: Thường ngày, phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khô, ở trên, đi chân đất, tóc để xoã ngang vai hoặc để dài búi tó. Họ thích sử dụng đồ trang sức được làm từ sừng, ngà động vật, đá, kim loại (sắt, đồng),...

+ Cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá (cả miền núi và đồng bằng).

- Đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.

+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao,...

* Ví dụ về một thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

- Thành tựu: trống đồng.

- Ý nghĩa:

+ Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các lễ tế (như: lễ cầu mưa, lễ đưa ma); trong hội hè, múa hát…

+ Trống đồng là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh…; là vật tùy táng, chôn theo người chết

+ Trống đồng là sản phẩm kết tinh tinh thần lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt cổ.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 10 KNTT năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Khuyến. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON