YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Tri Phương

Tải về
 
NONE

Để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Tri Phương được HOC247 tổng hợp và biên soạn gồm đề thi và đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRI PHƯƠNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN HÓA HỌC 11

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Sự điện li là

A. sự hòa tan một chất vào nước tạo ra dd .                                            

B. sự phân li 1 chất dưới tác dụng của dòng điện .

C. sự phân li 1 chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước.  

D. quá trình oxi hóa khử.

Câu 2 : Chất nào sau đây là muối axit ?

A. NaCl.                            

B. BaSO4.                              

C. Al(OH)3.                          

D. NaHCO3.

Câu 3 : Dung dịch Y có pH = 3. Dung dịch Y có môi trường

A. axit.                                  

B. bazơ.                                 

C. trung tính.                        

D. lưỡng tính.

Câu 4: Các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. \(C{u^{2 + }},C{l^ - },N{a^ + },O{H^ - },NO_3^ - {\rm{ }}\)

B. \(F{e^{2 + }},{K^ + },O{H^ - },{\rm{ }}NH_4^ + \)

C. \(C{u^{2 + }},C{l^ - },N{a^ + },F{e^{2 + }},NO_3^ - \)

D. \(NH_4^ + {\rm{ }},{\rm{ }}CO_3^{2 - },HCO_3^ - ,O{H^ - },A{l^{3 + }}\)

Câu 5: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung một dung dịch?

A. NaCl, NH4NO3.                  

B. NaHCO3 và NaOH.            

C. HCl, AgNO3.                       

D. KOH và HCl.

Câu 6:  Phương trình ion thu gọn: OH- + HCO3-   CO2 +  H2O . Biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây ?

A. NaOH + NaHCO3  Na2CO3 + H2O.                       

B. H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4.                            

C. HCl + NaOH  H2O + NaCl.                                  

D. 3HCl + Fe(OH)3  FeCl3 + 3H2O.

Câu 7: Dung dịch A chứa 0,23 gam ion Na +; 0,12 gam  ion Mg 2+; 0,355 gam  ion Cl - và m gam ion SO42–. Số gam muối khan sẽ thu được khi cô cạn dung dịch A là

A. 1,185.                              

B. 1,190.                                

C. 1,200.                               

D. 1,158.

Câu 8: Chất nào sau đây có tên gọi là amoni hidrosunfat?

A. NH4HSO4.                        

B. (NH4)2SO4.                      

C. NH4HCO3.                       

D. NH4SO4

Câu 9. Trong công nghiệp, nitơ điều chế bằng cách

A. dùng than nóng đỏ tác dụng hết với không khí ở nhiệt độ cao.

B. dùng đồng để oxi hoá hết oxi của không khí ở nhiệt độ cao.

C. hoá lỏng không khí và chưng cất phân đoạn.

D. dùng H2 tác dụng hết oxi không khí ở nhiệt độ cao rồi ngưng tụ hơi nước.

Câu 10: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch nhôm sunfat thì

A. xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan do Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.     

B. xuất hiện kết tủa rồi kết tủa tan do tạo phức.

C. xuất hiện kết tủa không tan trong dung dịch NH3 dư.                                          

D. xuất hiện kết tủa và có khí không màu không mùi thoát ra.

Câu 11: Trong phản ứng nào sau đây, NH3 thể hiện tính khử ?

A. 2NH3  +  MgCl2 + 2H2O → 2NH4Cl + Mg(OH)2.                 

B. 2NH3  +  3CuO  N2 + 3Cu + 3H2O.

C. NH3  +  HCl  →  NH4Cl.                                                           

D. NH3  +  H2SO4  → NH4HSO4.

Câu 12: Cho phản ứng: 8HNO3 + 3Cu \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Axit nitric (HNO3) thể hiện tính chất gì trong phản ứng trên?

A. Axit.                                 

B. Bazơ.                                

C. Oxi hóa.                           

D. Khử.

Câu 13:Thể tích( lí) khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 10 gam NH4NO2

A. 11,2.                                 

B. 5,6.                                    

C. 3,5.                                   

D. 2,8.

Câu 14: Cho các phát biểu sau:

1. Dung dịch NH3 có tính chất của một dung dịch bazơ, do đó nó có thể tác dụng với dung dịch axit.

2. Nitơ tác dụng với một số kim loại mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao tạo muối nitrat kim loại.

3. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H­2 là phản ứng thuận nghịch.

4. Nhiệt phân muối nitrat của kim loại mạnh thu được oxit kim loại + khí nitơ đioxit + khí oxi.

5. Khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, dung dịch thu được có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.

Số phát biểu đúng là                       

A. 2.                                       

B. 3                                        

C. 4.                                       

D. 5.

Câu 15: Cho 0,05 mol Mg tan hết trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,01 mol khí X là sản phẩm khử duy nhất (đktc). X là 

A. NO2.                                         

B. N2.                                                 

C. NO.                                   

D. N2O.

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 1:

a. Cho các dung dịch sau đây: amoni clorua, saccarozơ, axit axetic, axit nitric, natri hidrocacbonat. Xác định chất điện li? Chất không điện li? Chất điện li mạnh?

b. Cho biết hiện tượng và giá trị pH trong bảng sau:

 

pH =10

?

pH =1

Quỳ tím

?

Quỳ tím không đổi màu

?

 

Câu 2:  Cho 1.42 gam Na2SO4 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 pH= 13, thu được m gam kết tủa. Tính m?

Câu 3:

a. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

NH4Cl \(\mathop  \to \limits^1 \) NH3 \(\mathop  \to \limits^2 \) NH4NO3 \(\mathop  \to \limits^3 \) N2O

b. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Tính hiệu suất phản ứng? 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Trắc nghiệm

1 2 3 4 5
C D A C A
6 7 8 9 10
A A A C C
11 12 13 14 15
B C C B B

II. Tự luận

Câu 1:

a. Chất điện li: amoni clorua, axit axetic, axit nitric, natri hidrocacbonat.

Chất không điện li: saccarozơ.

Chất điện li mạnh: amoni clorua, axit nitric, natri hidrocacbonat.

b.

pH=10

pH=7

pH=1

Quỳ tím hóa xanh

Quỳ tím không đổi màu

Quỳ tím hóa đỏ

Câu 2:

Số mol Na2SO4 = 0,01→ số mol SO42- = 0,01 mol

Ph = 13 →Poh = 1→ [OH-] = 0,1M

→ số mol OH- = 0,02mol  → số mol của Ba2+ = 0,01 mol

Ba2+ + SO42- → BaSO4

0,01   0,01       0,01mol

Khối lượng kết tủa = 0,01x 233 = 2,33 g

Câu 3:

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O.

NH3 + HNO3 → NH4NO3

 NH4NO3   N2O + 2H2O.

Gọi x là V của N2 đã tham gia pư

          N2 + 3H2 2NH3

Bđ      4        14

Pư      x         3x               2x

Dư   4-x        14- 3x         2x

Theo đề ta có: 4-x + 14- 3x + 2x = 16,4 → x = 0,8

H = 20%

2. ĐỀ SỐ 2

I. Trắc nghiệm

Câu 1:  Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm

A.  chuyển thành màu xanh.                                  

B.  mất màu.

C.  chuyển thành màu đỏ.                                     

D.  không đổi màu.                                 

Câu 2:  N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với

A.  Li.                                  

B.  H2.                     

C.  Mg.                                  

D.  O2.                    

Câu 3:  Nhiệt phân hoàn toàn 18,9 gam muối nitrat của một kim loại hóa trị II, thu được 5,6 lít hỗn hợp khí ở đktc. Kim loại đó là

A.  Fe.                                    

B.  Cu.                       

C.  Mg.                                  

D.  Zn.

Câu 4: Dung dịch X có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol),  (0,1 mol),  (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3. Giá trị của V là

A.  0,3.                                  

B.  0,25.                    

C.  0,2.                                  

D.  0,15.

Câu 5:  Cho dung dịch KOH đến dư vào 50 ml (NH4)2SO4 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đktc) là

A.  2,24 lít.                           

B.  4,48 lít.                

C.  0,112 lít.                         

D.  1,12 lít.

Câu 6:  Trong phản ứng . Tổng các hệ số (các số nguyên, tối giản) cân bằng trong phương trình của phản ứng oxi hóa - khử này là

A.  20.                                    

B.  18.                       

C.  10.                                    

D.  24.

Câu 7:  Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là

A.  H2SO4.                            

B.  CH3COOH.         

C.  NaCl.                               

D.  HCl.

Câu 8:  Cho sơ đồ phản ứng sau:

\({\rm{Khi X}}\mathop  \to \limits^{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}} {\rm{dd X}}\mathop  \to \limits^{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}} {\rm{Y}}\mathop  \to \limits^{{\rm{NaOH(d)}}} {\rm{X}}\mathop  \to \limits^{{\rm{HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} {\rm{Z}}\mathop  \to \limits^{{{\rm{t}}^{\rm{0}}}} {\rm{T}}\)

Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là:

A.  NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3.                       

B.  NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O.

C.  NH3, N2, NH4NO3, N2O.                                  

D.  NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2.

Câu 9:  Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A.  Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

B.  Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

C.  Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

D.  Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

Câu 10:  Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là:

A.  Cu(NO3)2, NO2­ và O2.                                         

B.  CuO, NO và O2.

C.  CuO, NO2 và O2.                                                  

D.  Cu(NO2)2 và O2.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:

A. 6

B. 7

C. 8

D. 9

Câu 2: Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là:

A. 2.

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:

A. 2

B. 6

C. 10

D. 12

Câu 4: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. NH4+, NO3-, HCO3-, OH- 

B. K+, H+, SO42-, OH-
C. Na+, NH4+, H+, CO32- 

D. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-

Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 0,3M vừa đủ để trung hòa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

A. 100 ml

B. 150 ml

C. 200 ml

D. 250 ml

Câu 6: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2→ Fe(OH)2 + 2KCl
B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

Câu 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2(đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 37,8 gam

B. 18,9 gam

C. 28,35 gam

D. 39,8 gam

Câu 9: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 33,8 gam

B. 28,5 gam

C. 29,5 gam

D. 31,3 gam

Câu 10: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO30,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448

B. 0,792

C. 0,672

D. 0,746

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Tri Phương. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON