YOMEDIA

Bài tập Hóa 9 nâng cao có đáp án chi tiết năm học 2019 - 2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố lại những kiến thức đã học để kì thi tới đạt được kết quả cao nhất, Học247 xin giới thiệu Bài tập Hóa 9 nâng cao có đáp án chi tiết năm học 2019 - 2020 có kèm hướng dẫn giải chi tiết. Hi vọng với tư liệu tham khảo này, các em sẽ được thực hành với trong vòng 50 phút. Chúc các em có những kết quả học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP HÓA 9 NÂNG CAO CÓ ĐÁP ÁN – PHẦN 1

 

Câu 1. Có 166,5 gam dung dịch MSO4 41,56% ở 100 độ C. Hạ nhiệt độ dung dịch xuóng 20 độ C thì tháy có m1 gam MSO4.5H2O kết tinh và còn m2 gam dung dịch X. Biét m1 – m2 = 6,5 gam và độ tan S của MSO4 ở 20 độ C là 20,9 gam. Xác định công thức của MSO4

Câu 2. Một hỗn hợp X gồm kin loại M (M có hóa trị II, III) và oxit MxOy của kim loại ấy. Khối lượng hỗn hợp X là 27,2 gam. Khi cho X tác dụng với 0,8 lít dung dịch HCl 2M thì hỗn hợp X tan hết cho dung dịch A và 4,48 lít khí (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A cần 0,6 lít dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức MxOy, biết rằng số mol trong 2 chất này có một chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia.

Câu 3. Hoà tan hết 16,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm A và oxit của nó trong nước thu được dung dịch B. Trung hoà 1/10 dung dịch B cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,15M. Hỏi A là nguyên tố nào?. Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 17,2g hỗn hợp kim loại kiêm A và oxit của nó (A2O) vào nước được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 22,4g hiđroxit (AOH) khan. Xác định tên kim loại và khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Câu 5. Có dung dịch A chứa HCl, dung dịch B chứa NaOH. Tiến hành hai thí nghiệm:

- TN1: Trộn 0,3 lít dung dịch A + 0,2 lít dung dịch B thu được dung dịch C (pH < 7). Thêm 140 ml dung dịch KOH 0,1M vào 200 ml dung dịch C thu được dung dịch D (pH = 7)

- TN2: Trộn 0,2 lít dung dịch A + 0,3 lít dung dịch B thu được dung dịch X (pH > 7). Thêm 40 ml dung dịch H2SO4 0,1M vào 200 ml dung dịch X thu được dung dịch Y (pH = 7).

Tính nồng độ mol/l của dung dịch A và dung dịch B

Câu 6. Cho hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 gam được chia làm 2 phần bằng nhau

Phần 1: Cho tác dụng với 100 ml dd HCl khuấy đều, sau khi phản ứng kết thúc hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận thu được 8,1 gam chất rắn khan.

Phần 2: Cho tác dụng với 200ml dd HCl ở trên khuấy đều, sau khi phản ứng kết thúc lại làm bay hơi một cách cẩn thận như lần trước, lần này thu được 9,2 gam chất rắn khan.

a, Tính CM HCl

b, Thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M.

Câu 7. Hôn hợp X gồm x gam Na và y gam Fe tan hết trong H2SO4 loãng dư thu được 2,5V lít H2.

Cho (x + y)/2 gam kim loại R hóa trị II không đổi tác dụng với HCl dư thu được 1,65V lít H2.

Cho (x + y)/2 gam kim loại R trên tác dụng với O2 dư thu được 9,24 gam oxit.

Tìm x, y, R biết thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

Câu 8. Khi hoà tan hết cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ và vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ thì lượng khí NO và khí H2 thoát ra có thể tích bằng nhau (cùng điều kiện).

Đem cô cạn dung dịch thì nhận được lượng muối sunfat bằng 62,81% lượng muối nitrat. Xác định kim loại R ?

Câu 9. Hỗn hợp X gồm 18,4 gam Fe và kim loại M (hóa trị không đổi) chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong H2SO4 loãng, dư thu được 33,2 gam muối sunfat. Phần 2 tác dụng hêt với H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 38 gam muối sunfat. Xác định kim loại M.

Câu 10. A là 1 oxit của kim loại R có công thức RxOy trong đó R có hóa trị lá số nguyên và chiếm xấp xỉ 49,548% về khối lượng

a. Xác định công thức phân tử của A.

b. A là oxit axit. Hãy viết CTPT axit tương ứng của A và CTPT muối kali của axit đó.

Câu 11. Cho 100g dung dịch muối X (của kim loại A và gốc axit thông dụng B) có nồng độ 6,8% thành hai phần bằng nhau rồi thực hiện thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được 1 bazơ không tan, làm khô bazơ này chỉ được 1 oxit có khối lượng 2,32g. Thí nghiệm 2: Cho phần 2 tác dụng với dung dịch NaCl dư có 2,87g kết tủa không tan trong dung dịch axit

a, Xác định muối X

b, Từ X trình bày 2 phương pháp điều chế kim loại A

Câu 12. Nguyên tố X tạo thành hai oxit Y và Z. Khi phân hủy 10 gam oxit Y tạo thành oxit Z và 1,68 lít khí oxi (đktc). Mặt khác 10 gam oxit Y khi phản ứng với chất X tạo thành 15,2 gam oxit Z. Xác định công thức phân tử của X, Y và Z nếu biết rằng trong mỗi oxit, nguyên tố X có hóa trị khác nhau.

Câu 13. Một cốc đựng 5,6 gam kim loại R. Cho 100g dung dịch HCl vào cốc đến khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch cẩn thận (tránh không khí) ta được 1,925g chất rắn khan. Thêm tiếp 50g dung dịch HCl trên vào cốc sau phản ứng lại cô cạn dung dịch cẩn thận ta được 12,7g chất rắn khan.

a. Tính C% của dung dịch HCl đã dùng

b, Xác định R

Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 58 gam một oxit kim loại bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,8 lít khí mùi hắc (đktc) và 150 gam muối. Xác định công thức của oxit kim loại.

Câu 15. M là kim loại hóa trị II. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

a. Tìm kim loại A

Câu 16. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp Fe, Al vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Câu 17. Hòa tan hết a gam oxit kim loại M (thuộc nhóm IIA) bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M.

Câu 18. A, B là 2 kim loại nằm ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA. Cho 4,4 gam một hỗn hợp gồm A và B tác dụng với dung dịch HCl 1M (dư) thu được 3,36 lit khí (đktc).

1, Viết các phương trình phản ứng và xác định tên 2 kim loại.

2, Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng, biết rằng HCl dùng dư 25% so với lượng cần thiết.

Câu 19. Cho 0,85 gam hai kim loại thuộc hai chu kỳ kế tiếp trong nhóm IA vào cốc chứa 49,18 gam H2O thu được dung dịch A và khí B. Để trung hòa dung dịch A cần 30 ml dung dịch HCl 1M.

a, Xác định hai kim loại

b, Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.

Câu 20. Cho 10 gam kim loại M (thuộc nhóm IIA) tác dụng với nước, thu được 5,6 lit khí hiđro (đktc).

a. Hãy xác định tên của kim loại M đã dùng.

b. Cho 4 gam kim loại M vào cốc đựng 2,5lit dung dịch HCl 0,06M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong cốc sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch trong cốc vẫn là 2,5 l.

Câu 21. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lit khí H2. Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2. Viết các phương trình phản ứng và xác định tên kim loại M. Các khí đo ở đktc.

Câu 22. R là kim loại hóa trị II. Đem hòa tan 2 gam oxit của kim loại này vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125% loãng thu được dung dịch A trong đó nồng độ H2SO4 chỉ còn 0,98%.

a. Viết phương trình hóa học và xác định R. Biết RSO4 là muối tan.

b. Tính thể tích dung dịch NaOH 8% (d = 1,05 g/ml) cần cho vào A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.

Câu 23. M là kim loại hóa trị II. Hòa tan m gam M vào 200 gam dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ thì thu được dung dịch A và 0,672 lit khí (ở 54,6°C và 2 atm). Chia A thành 2 phần bằng nhau:

Phần 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1 gam chất rắn. Xác định kim loại M và tính nồng độ % dung dịch axit đã dùng.

Phần 2: làm bay hơi nước thu được 6,15 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. Xác định công thức muối ngậm nước.

Câu 24. Hòa tan 16,2 gam kim loại M (nhóm IIIA) vào 5 lit dung dịch HNO3 0,5M (d = 1,25 g/ml). Sau khi kết thúc phản ứng thu được 5,6 lit hỗn hợp khí NO và N2 (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 14,4.

a. Xác định kim loại R.

b. Tính nồng độ % của dung dịch HNO3 trong dung dịch sau phản ứng.

Câu 25. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại thành kim loại cần dùng 3,36 lit H2. Hòa tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl loãng thấy thoát ra 2,24 lit khí H2. Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc.

Câu 26. Cho 0,64 g hỗn hợp gồm kim loại M và oxit của nó MO, có số mol bằng nhau, tác dụng hết với H2SO4 loãng. Thể tích khí H2(đktc) thu được là 0,224 lit. Cho biết M có hóa trị II. Xác định M là nguyên tố nào?

Câu 27. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau:

Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch HCl loãng, được 1,568 lit khí H2.

Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lit khí SO2.

Viết các phương trình hóa học và xác định tên kim loại M. Các thể tích khí đo ở đktc.

Câu 28. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được 1 dung dịch Y trong đó nồng độ phần trăm của MgCl2 là 5,78%. Biết trong hỗn hợp X có số mol M gấp 3 lần số mol Mg. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của muối thứ hai trong X.

Câu 29. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lit khí H2 (đktc).

1, Xác định công thức oxit kim loại.

2, Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lit của muối trong dung dịch X. Coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng.

Câu 30. Đem 1 lượng dung dịch CH3COOH 20% tác dụng vừa đủ với 10,6 gam Na2CO3, sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B.

a, Tính thể tích khí B ở đktc.

b, Tính C% dung dịch A.

---(Để xemm đáp án chi tiết bài tập nâng cao môn Hóa 9 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung bài tập nâng cao Hóa 9 để xem nội dung đầy dủ, chi tiêt vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào hệ thống hoc247.net!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF