YOMEDIA

50 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 4 Phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2019-2020

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 10 tài liệu 50 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 4 Phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2019-2020 được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

50 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 4 PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

 

Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây là phản ứng oxi- hóa khử ?

A. 2O3   →   3O2

B. CaO   +   CO2  →   CaCO3

C. 2Al   +   3H2SO4   →  Al2(SO4)3   +   3H2

D. BaO   +   2HCl     →    BaCl2   +   H2O

Câu 2: Sự oxi hóa là :

A. Sự kết hợp của một chất với hidro                       

B. Sự làm giảm số oxi hóa của một chất

C. Sự nhận electron của một chất                  

D. Sự làm tăng số oxi hóa của một chất

Câu 3: Sự khử là :

A. Sự kết hợp của một chất với oxi               

B. Sự nhận electron của một chất

C. Sự tách hidro của một hợp chất                

D. Sự làm tăng số oxi hóa của một chất

Câu 4: Sự mô tả nào về tính chất của bạc trong phản ứng sau là đúng ?

AgNO3 (dd)   +   NaCl (dd)  →  AgCl (r)   +   NaNO3 (dd)

A. Nguyên tố bạc bị oxi hóa.

B. Nguyên tố bạc bị khử.

C. Nguyên tố bạc không bị oxi hóa cũng không bị khử.

D. Nguyên tố bạc vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Câu 5: Trong phản ứng : Zn (r)    +    CuCl2 (dd)  →  ZnCl2 (dd)   +   Cu (r)

Cu2+ trong CuCl2 đã :

A. Bị oxi hóa                                                  

B. Không bị oxi hóa và không bị khử

C. Bị khử                                                       

D. Bị oxi hóa và bị khử

Câu 6: Trong phản ứng :  Cl2 (r)   +   2KBr (dd)  →  Br2 (l)   +   2KCl (dd)

Clo đã :

A. Bị oxi hóa                                                  

B. Không bị oxi hóa và không bị khử

C. Bị khử                                                       

D. Bị oxi hóa và bị khử

Câu 7: Cho phản ứng :   ….NH3  +  …O2  →  ….NO   +   ….H2O , sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :

A. 1, 1, 1, 1                 B. 2, 1, 2, 3                 C. 2, 5, 2, 3                 D. 4, 5, 4, 6

Câu 8: Cho biết số mol khí oxi tham gia phản ứng oxi – hóa khử ?

….H2S   +   ….O2   →   ….SO2   +   ….H2O

A. 2                             B. 5                             C. 4                             D. 3

Câu 9: Cho phản ứng :   ….2NH3  +  …3Cl2  →  ….N2   +   ….HCl , sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số các chất phản ứng và sản phẩm lần lượt là :

A. 2,3,2,6                    B. 2, 3, 1, 6                 C. 2, 6, 2, 6                 D. 4, 5, 4, 6

Câu 10: Cho phản ứng:  H2S   +  SO2  →  S   +  H2O

Tổng hệ số khi cân bằng phản ứng trên là:

A. 6                             B. 5                             C. 7                             D. 8

Câu 11: Cho phản ứng: NH3 + O2 → N2 + H2O

Tổng hệ số khi cân bằng phản ứng trên là:

A. 16                           B. 15                           C. 17                           D. 18

Câu 12: Sau khi cân bằng đúng phản ứng oxi – hóa khử :

 …Cu   +   ….HNO3   →   ….Cu(NO3)2   +   ….NO   +    ….H2O

Số phân tử Cu và HNO3 đã tham gia phản ứng lần lượt là

A. 3 và 8                     B. 6 và 2                      C. 8 và 6                      D. 8 và 2

Câu 13: Sau khi cân bằng phản ứng oxi – hóa khử :

 Al  +  HNO3  →   Al(NO3)3  +  N2O  +  H2O

Tổng số hệ số các chất phản ứng và tổng số hệ số các sản phẩm là :

A. 26 và 26                 B. 19 và 19                  C. 38 và 26                  D. 19 và 13

Câu 14: Sau khi phản ứng đã được cân bằng :

Mg  +  HNO3  ®  Mg(NO3)2  +  N2  +  H2O

Tổng số hệ số các chất trong phương trình phản ứng là :

A. 29                           B. 25                           C. 28                           D. 32

Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng:

Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? 

A. 3, 14, 9, 1, 7.          B. 3, 28, 9, 1, 14.        C. 3, 26, 9, 2, 13.         D. 2, 28, 6, 1, 14.

Câu 16: Cho phản ứng sau :

…Ag2S  +  ....HNO3  →  ….AgNO3   +   ....NO  +  ….S  +   …..H2O

Sau khi phản ứng được cân bằng, hệ số của các chất Ag2S , AgNO3 , S và H2O lần lượt là :

A. 6, 3, 12, 4               B. 3, 6, 3, 4                 C. 3, 3, 3, 4                 D. 1, 2, 1, 4

Câu 17: Cho phản ứng          

…Cu   +   ….H2SO4   →   ….CuSO4   +   ….SO2   +    ….H2O

Tổng hệ số khi cân bằng là

A. 7                             B. 6                             C. 8                             D. 9

Câu 18:  Cho phương trình phản ứng Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2S + H2O.        

Tổng hệ số khi cân bằng là

A. 41                           B. 40                           C. 42                           D. 44

Câu 19: Cho phản ứng          

…Fe   +   ….H2SO4   →   ….Fe2(SO4 )3  +   ….SO2   +    ….H2O

Tổng hệ số khi cân bằng là

A. 17                           B. 16                           C. 18                           D. 19

Câu 20: Cho phản ứng          

…Na   +   ….H2SO4   →   ….Na2SO4   +   ….H2S   +    ….H2O

Tổng hệ số khi cân bằng là

A. 22                           B. 21                           C. 20                           D. 19

Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng:   Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử các chất là phương án nào sau đây? 

A. 8, 30, 8, 3, 15.          B. 8, 28, 8, 1, 14.        C. 3, 26, 3, 2, 13.         D. 3, 30, 3, 1, 15.

Câu 22: Cho phản ứng:  S + KOH → K2SO3 + K2S + H2O

Tính tổng hệ số khi cân bằng

A. 17                           B. 16                           C. 18                           D. 15

Câu 23: Cho phản ứng:  Cl2 + KOH → KClO3 + KCl + H2O

Tính tổng hệ số khi cân bằng

A. 17                           B. 16                           C. 18                           D. 19

Câu 24: Cho phản ứng:  FeS2 + O2 → Fe2O3 +  SO2

Tính tổng hệ số khi cân bằng

A. 27                           B. 26                           C. 24                           D. 25

Câu 25:  Cho sơ đồ phản ứng:   FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là            

A. 21.                             B. 19.                              C. 23.                             D. 25.

Câu 26:  Cho sơ đồ phản ứng: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng, hệ số của phân tử HNO3 là            

A. 23x-9y.                      B. 23x- 8y.                     C. 46x-18y.                   D. 13x-9y.

Câu 27: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử

A. Phản ứng thế                      B. phản ứng trao đổi

C. Phản ứng hóa hợp              D. Phản ứng phân hủy

Câu 28: Trong các phản ứng sau phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hóa khử

A. Phản ứng thế                      B. phản ứng trao đổi

C. Phản ứng hóa hợp              D. Phản ứng phân hủy

Câu 29: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng thế

A. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2                 

B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

C. CaO + H2O → Ca(OH)2                   

D. CaCO→ CaO + CO2

Câu 30: Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng Phân huỷ

A. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O             

B. CaO + 2HCl → CaCl2 +  H2O

C. CaO + H2O  → Ca(OH)2                   

D. CaCO→ CaO + CO2

...

Trên đây là trích đoạn nội dung 50 Câu trắc nghiệm ôn tập Chương 4 Phản ứng oxi hóa khử môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF