QUẢNG CÁO Tham khảo 2680 câu hỏi trắc nghiệm về Đề thi THPT QG - Lịch sử Câu 1: Mã câu hỏi: 150790 Từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986), Việt Nam A. đẩy mạnh thực hiện cuộc cải cách ruộng đất. B. bắt đầu thực hiện cơ chế tập trung, bao cấp. C. bắt đầu ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. D. chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới. Xem đáp án Câu 2: Mã câu hỏi: 150791 Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Pháp. D. Ấn Độ. Xem đáp án Câu 3: Mã câu hỏi: 150792 Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, các nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuyển sang thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại là do tác động của yếu tố nào sau đây? A. Tất cả các nước Đông Nam Á đã thực hiện mở cửa. B. Trật tự thế giới hai cực - hai phe sụp đổ. C. Nhu cầu thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật. D. Tất cả các nước Đông Nam Á đã hoàn thành công nghiệp hóa. Xem đáp án Câu 4: Mã câu hỏi: 150829 Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là khu vực A. Bắc Phi. B. Nam Phi. C. Đông Phi. D. Tây Phi. Xem đáp án Câu 5: Mã câu hỏi: 150832 Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952-1973? A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn. B. Chi phí đầu tư cho quốc phòng thấp. C. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước D. Áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại. Xem đáp án Câu 6: Mã câu hỏi: 150834 Khi mới thành lập (1927), Việt Nam Quốc dân dãng nếu chủ trương A. thành lập chính quyền của quần chúng công nông. B. làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng. C. lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân. D. trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Xem đáp án Câu 7: Mã câu hỏi: 150835 Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam diễn ra trong điều kiện lịch sử nào sau đây? A. Quân phiệt Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương. B. Có sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Liên Xô. C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng. D. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền. Xem đáp án Câu 8: Mã câu hỏi: 150836 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã A. khẳng định tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. bước đầu khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10-1930. C. mở đầu giai đoạn đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, hòa bình. D. chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỉ XX. Xem đáp án Câu 9: Mã câu hỏi: 150838 Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã A. đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. B. làm cho cả ba nước ở Đông Dương tạm thời bị chia cắt thành hai miền. C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Campuchia. D. mở đầu quá trình can thiệp của đế quốc Mĩ vào chiến tranh Đông Dương. Xem đáp án Câu 10: Mã câu hỏi: 150839 Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965), Mĩ sử dụng chiến thuật nào sau đây? A. Cơ giới hóa. B. Trực thăng vận. C. Vận động chiến. D. Du kích chiến. Xem đáp án Câu 11: Mã câu hỏi: 150840 Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam (1965-1968), Mĩ sử dụng chiến lược quân sự mới nào sau đây? A. Thiết xa vận. B. Tìm diệt. C. Ấp chiến lược. D. Trực thăng vận. Xem đáp án Câu 12: Mã câu hỏi: 150841 Chiến thắng Đường 14 - Phước Long (từ ngày 22-12-1974 đến ngày 6-1-1975) của quân dân miền Nam cho thấy A. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng. B. khả năng Mĩ can thiệp trở lại bằng quân sự rất cao. C. so sánh lực lượng thay đổi bất lợi cho cách mạng. D. nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành. Xem đáp án Câu 13: Mã câu hỏi: 150842 Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam trong những năm 1975-1976 đã A. tạo cơ sở để Việt Nam gia nhập Liên bang Đông Dương. B. tạo ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc. C. đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước về kinh tế. D. đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã hoàn thành. Xem đáp án Câu 14: Mã câu hỏi: 150843 Việc ký kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972 A. là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây. B. đánh dấu nước Đức tái thống nhất sau nhiều thập kỉ chia cắt. C. dẫn đến sự xuất hiện của xu thể liên kết khu vực ở châu Âu. D. thúc đẩy nhanh sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Xem đáp án Câu 15: Mã câu hỏi: 150844 Hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các cường quốc từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000 là A. tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang. B. lôi kéo đồng minh vào các tổ chức quân sự. C. thành lập các tổ chức quân sự trên thế giới. D. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Xem đáp án ◄1...175176177178179► ADSENSE ADMICRO TRA CỨU CÂU HỎI Nhập ID câu hỏi: Xem lời giải CHỌN NHANH BÀI TẬP Theo danh sách bài tập Tất cả Làm đúng () Làm sai () Mức độ bài tập Tất cả Nhận biết (0) Thông hiểu (0) Vận dụng (0) Vận dụng cao (0) Theo loại bài tập Tất cả Lý thuyết (0) Bài tập (0) Theo dạng bài tập Tất cả Bộ đề thi nổi bật