YOMEDIA
NONE

Nhân với số có hai chữ số


Hoc247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 bài học Nhân với số có hai chữ số. Bài học gồm các phần kiến thức cần nhớ, giải bài tập SGK cùng một số bài tập minh họa nhằm giúp các em có thể chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập một dễ dàng. Hy vọng bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

36 × 23 = ?

a) Ta có thể tính như sau :

36 × 23 = 36 × ( 20 + 3)

            = 36 × 20 + 36 × 3

            = 720 + 108

            = 828

b) Thông thường ta đặt tính và tính như sau :

• 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1 ;

   3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.

• 2 nhân 6 bằng 12, thêm 2 (dưới 0) nhớ 1 ;

   2 nhân 3 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.

• Hạ 8 ;

   0 cộng 2 bằng 2 viết 2 ;

   1 cộng 7 bằng 8 viết 8.

\(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{36}\\
{23}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{108}\\
{72\,\,}
\end{array}} \\
\,\,828
\end{array}\)

36 x 23 = 828

c) Trong cách tính trên :

  • 108 gọi là tích riêng thứ nhất.
  • 72 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ thì phải là 720.

1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 69

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 86 × 53;                   b) 33 × 44;                c) 157 × 24;                  d) 1122 × 19.

Hướng dẫn giải:

  • Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau. 

a)                                     b)

\(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{86}\\
{53}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{\,258}\\
{430\,\,}
\end{array}} \\
4558
\end{array}\)                               \(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{33}\\
{44}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{\,132}\\
{132\,\,}
\end{array}} \\
1452
\end{array}\)

c)                                     d)

\(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{157}\\
{\,\,24}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{\,\,\,628}\\
{314\,\,}
\end{array}} \\
\,3768
\end{array}\)                               \(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{1122}\\
{\,\,\,\,\,19}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{10098}\\
{1122\,\,}
\end{array}} \\
\,21318
\end{array}\)

Bài 2: Tính giá trị biểu thức 45 × a với a bằng 13; 26; 39.

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức đó.

Nếu a = 13 thì 45 × a = 45 × 13 = 585 ;

Nếu a = 26 thì 45 × a = 45 × 26 = 1170 ;

Nếu a = 39 thì 45 × a = 45 × 39 = 1755.

Bài 3: Mỗi quyển vở có 48 trang. Hỏi 25 quyển vở cùng loại có tất cả bao nhiêu trang ?

Hướng dẫn giải:

  • Muốn tìm số trang của 25 quyển vở ta lấy số trang của 1 quyển vở nhân với 25.

Bài giải

25 quyển vở cùng loại có số trang là:

              48 × 25 = 1200 (trang)

                                   Đáp số: 1200 trang

1.3. Giải bài tập Sách giáo khoa trang 69, 70

Bài 1: Đặt tính rồi tính

a) 17 × 86 ;                 b) 428 × 39 ;                 c) 2056 × 23.

Hướng dẫn giải:

  • Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

a)                                    b)                                    c)

\(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{86}\\
{17}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{602}\\
{86\,\,\,}
\end{array}} \\
1462
\end{array}\)                            \(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{428}\\
{\,\,\,39}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{3852}\\
{1284\,\,\,\,\,}
\end{array}} \\
\,16692
\end{array}\)                             \(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{2057}\\
{\,\,\,\,\,23}
\end{array}} \\
\underline {\,\begin{array}{*{20}{c}}
{6171}\\
{4114\,\,\,\,\,}
\end{array}} \\
\,47311
\end{array}\)

Bài 2: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống

m

3

30

23

230

m × 78

 

 

 

 

Hướng dẫn giải:

  • Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức đó.

Nếu m = 3 thì m × 78 = 3 × 78 = 234 ;

Nếu m = 30 thì m × 78 = 30 × 78 = 2340  ;

Nếu m = 23 thì m × 78 = 23 × 78 = 1794 ;

Nếu m = 230 thì m × 78 = 230 × 78 = 17940.

Ta có bảng kết quả như sau :

m

3

30

23

230

m × 78

234

2340

1794

17940

Bài 3: Tim người khỏe mạnh bình thường mỗi phút đập khoảng 75 lần. Hãy tính số lần đập của tim người đó trong 24 giờ.

Hướng dẫn giải:

  • Đổi : 1 giờ = 60 phút.
  • Tính số lần tim đập trong 1 giờ = số lần tim đập trong 1 phút × 60.
  • Tính số lần tim đập trong 24 giờ = số lần tim đập trong 1 giờ × 24.

Bài giải

Đổi: 1 giờ = 60 phút.

Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:

                 75 × 60 = 4500 (lần)

Trong 24 giờ, tim người đó đập số lần là:

                4500 × 24 = 108000 (lần)

                                     Đáp số: 108000 lần.

Bài 4: Một cửa hàng bán 13kg đường loại 5200 đồng một ki-lô-gam và 18kg đường loại 5500 đồng một ki-lô-gam. Hỏi khi bán hết hai loại đường trên cửa hàng đó thu được tất cả bao nhiêu tiền?

Hướng dẫn giải:

  • Tính số tiền thu được khi bán đường loại 5200 đồng một ki-lô-gam ta lấy 5200 nhân với 13.
  • Tính số tiền thu được khi bán đường loại 5500 đồng một ki-lô-gam ta lấy 5500 nhân với 18.
  • Tính tổng số tiền thu được = số tiền thu được khi bán đường loại 5200 đồng một ki-lô-gam + số tiền thu được khi bán đường loại 5500 đồng một ki-lô-gam.

Bài giải

Số tiền bán 13kg đường loại 5200 đồng một ki-lô-gam là:

                5200 × 13 = 67600 (đồng)

Số tiền bán 18kg đường loại 5500 đồng một ki-lô-gam là:

               5500 × 18 = 99000 (đồng)

Số tiền cửa hàng thu được tất cả là:

               67600 + 99000 = 166600 (đồng)

                                              Đáp số: 166600 đồng.

Bài 5: Một trường học có 18 lớp, trong đó 12 lớp, mỗi lớp có 30 học sinh và 6 lớp, mỗi lớp có 35 học sinh. Hỏi trường đó có tất cả bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn giải:

  • Tính số học sinh của 12 lớp (mỗi lớp có 30 học sinh) ta lấy 30 nhân với 12.
  • Tính số học sinh của 6 lớp (mỗi lớp có 35 học sinh) ta lấy 35 nhân với 6.
  • Tính số học sinh của trường = số học sinh của 12 lớp + số học sinh của 6 lớp.

Bài giải

Số học sinh của 12 lớp, mỗi lớp có 30 học sinh là:

              30 × 12 = 360 (học sinh)

Số học sinh của 6 lớp, mỗi lớp có 35 học sinh là:

              35 × 6 = 210 (học sinhh)

Tổng số học sinh của trường là:

              360 + 210 = 570 (học sinh)

                                  Đáp số: 570 học sinh.

Hỏi đáp về Nhân với số có hai chữ số

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF