HOC247 xin giới thiệu với các em một trong những hình cơ bản là Hình thang cân. Với bài học này, các em sẽ nhận biết được hình thang cân, các tính chất và cách nhận biết hình thang cân. Đây là kiến thức quan trọng các em cần nắm vững để học tốt các phần tiếp theo
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa
- Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song. - Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau. |
Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (AB // CD) thì và .
Ví dụ: Trong hình vẽ sau, hình nào là hình thang cân?
Hướng dẫn giải
Trong các hình trên, chỉ có ABCD là hình thang cân vì có và cùng kề đáy và .
1.2. Tính chất
Định lí:
Trong một hình thang cân: - Hai cạnh bên bằng nhau. - Hai đường chéo bằng nhau. |
Ví dụ: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A, B trên đường thẳng CD. Chứng minh DH = CK.
Hướng dẫn giải
Xét hai tam giác vuông ADH và BCK, ta có:
AD = BC; (vì ABCD là hình thang cân).
Suy ra: ΔADH = ΔBCK (cạnh huyền - góc nhọn).
Do đó DH = CK (hai cạnh tương ứng).
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. |
Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có AB < CD, hai đường chéo AC và BD bằng nhau, . Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
Hướng dẫn giải
Do và , nằm ở vị trí so le trong nên AB // CD.
Suy ra tứ giác ABCD là hình thang.
Vì hình thang ABCD có AC = BD nên ABCD là hình thang cân.
Bài tập minh họa
Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (như hình vẽ) có Số đo của bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Vì ABCD là hình thang cân nên ta có: và .
Mà . Suy ra .
Nên Suy ra
Vậy
Bài 2. Cho hình thang cân ABCD đáy nhỏ AB = 4 cm, đáy lớn CD = 10 cm, cạnh bên BC = 5 cm. Tính đường cao AH.
Hướng dẫn giải
Kẻ BI ⊥ CD tại I.
Vì ABCD là hình thang cân nên ta có:
AD = BC
Do đó ΔAHD = ΔBKC (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra DH = CK.
Hay
Do ABCD là hình thang cân nên AD = BC = 5 cm.
Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ADH vuông tại H, ta có:
AD2 = AH2 + DH2
Suy ra AH2 = AD2 – DH2 = 52 – 32 = 16.
Do đó AH = 4 cm.
3. Luyện tập Bài 3 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều
Qua bài học này, các em sẽ có thể:
- Mô tả định nghĩa hình thang cân và các yếu tố của chúng.
- Giải thích các tính chất về góc kề một đáy, cạnh bên và đường chéo của hình thang cân.
- Nhận biết dấu hiệu để một hình thang là hình thang cân.
3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 3 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 101 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Hoạt động 1 trang 101 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Hoạt động 2 trang 101 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Hoạt động 3 trang 102 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 102 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Hoạt động 4 trang 102 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 103 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài 1 trang 103 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài 2 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài 3 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài 4 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài 5 trang 104 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD
4. Hỏi đáp Bài 3 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Toán Học 8 HỌC247