YOMEDIA
NONE

Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 1: Định lí Pythagore


Trong bài học này chúng ta sẽ làm quen với Định lí Pythagore trong tam giác. Qua đó, các em sẽ biết được định lí Pythagore và định lí Pythagore đảo đồng thời biết cách áp dụng Định lí Pythagore vào các bài toán tính độ dài cạnh trong tam giác và các bài toán thực tiễn. Đây là một bài toán căn bản giúp các em học tốt các phần tiếp theo. Chúc các em học thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định lý Pythagore

Phát biểu Định lý Pythagore

 Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

- Chẳng hạn, với tam giác ABC vuông tại A (như hình vẽ).

 

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Ta có: BC2 = AB2 + AC2  hay a2 = b2 + c2  (với a = BC, b = AC, c = AB).

 

Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại AAB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính độ dài cạnh BC.

Hướng dẫn giải

Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra BC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100.

Do đó BC=100=10 (cm)

Vậy BC = 10 cm.

 

1.2. Định lý Pythagore đảo

Phát biểu định lý Pythagore đảo

 Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.

- Chẳng hạn, với tam giác ABC (như hình vẽ).

 

 

Nếu BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB) thì tam giác ABC vuông tại A.

 

Ví dụ: Cho tam giác DEGDE = 7 cm, DG = 24 cm và EG = 25 cm. Tam giác DEG có phải là tam giác vuông hay không?

 

Hướng dẫn giải

Xét tam giác DEG, ta có: EG2 = 252 = 625 (cm2)

Mặt khác, DE2 + DG2 = 72 + 242 = 49 + 576 = 625 cm2)

Suy ra EG2 = DE2 + DG2.

Do đó tam giác DEG vuông tại D (theo định lý Pythagore đảo).

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A. Biết ABAC=43 và BC = 20 cm. Tính độ dài các cạnh AB và AC.

 

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

AB2 + AC2 = BC2 = 202 = 400.

Từ đề bài: ABAC=43 hay AB4=AC3 suy ra AB216=AC29 .

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

AB216=AC29=AB2+AC216+9=40025=16  

AB2 = 16.16 suy ra AB = 16 cm.

AC2 = 9 . 16 = 144 suy ra AC = 12 cm.

Vậy AB = 16 cm; AC = 12 cm.

 

Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, tính độ dài cạnh còn lại trong các trường hợp sau:

a) AB = 5 cm, AC = 12 cm;

b) AB= 3 cm, BC=12 cm ;

c) AB – AC = 7 cm, AB + AC = 17 cm.

 

Hướng dẫn giải

a) Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.

Do đó BC =169=13 (cm)

Vậy BC = 13 cm.

b) Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra AC2=BC2AB2=12232=1443=141

Do đó AC=141=11,87 (cm)

Vậy AC = 11,87 cm.

c) Theo bài ta có: AB – AC = 7 suy ra AB = AC + 7

Mặt khác, AB + AC = 17 suy ra AC + 7 + AC = 17

Hay 2AC = 17 – 7 = 10 suy ra AC = 5 cm và AB = 12 cm

Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:

BC2 = AB2 + AC2

Suy ra BC2 = 52 + 122 = 25 + 144 = 169.

Do đó BC =169=13 (cm) .

Vậy BC = 13 cm.

 

Bài 3. Cho hình vẽ sau. Tìm giá trị của a.

Định lí Pythagore (Lý thuyết Toán lớp 8) | Cánh diều

 

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lý Pythagore và tam giác ADE vuông tại A, ta có:

AD2 + AE2 = DE2

AE2 = DE2 – AD2

Suy ra AE = 4.

Suy ra AB = AE + EB = 4 + 4 = 8.

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

AB2 + AC2 = BC2

Suy ra BC2 = 82 + 62 = 100 suy ra BC = 10 hay a = 10.

Vậy a = 10.

3. Luyện tập Bài 1 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Qua bài học này, các em sẽ có thể hoàn thành một số mục tiêu mà bài đưa ra như sau: 

- Biết được Định lí Pythagore trong tam giác (thuận và đảo).

- Tính độ dài đoạn thẳng bằng cách sử dụng Định lí Pythagore.

- Giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với việc vận dụng Định lí Pythagore.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé! 

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều Chương 5 Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động 1 trang 94 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 95 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 95 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 96 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 1 trang 96 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 2 trang 96 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 3 trang 97 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 4 trang 97 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 5 trang 97 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

Bài 6 trang 97 SGK Toán 8 Tập 1 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 1 Chương 5 Toán 8 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON