Hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 24 Biểu thức đại số giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Hoạt động 1 trang 23 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Trong các biểu thức sau, em hãy chỉ ra biểu thức số, biểu thức chứa chữ.
a) 23 + 8.9;
b) 3a+7;
c) (34 – 5) : 8;
d) \((\dfrac{3}{x} - {y^2}) + 2\)
-
Hoạt động 2 trang 23 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hãy viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có chiều rộng là x (cm) và chiều dài hơn chiều rộng 3 cm.
-
Luyện tập trang 23 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hãy chỉ ra các biến của mỗi biểu thức đại số sau:
a) 3.x2 – 1;
b) 3a+b
-
Vận dụng trang 24 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Một người đi ô tô với vận tốc 40 km/h trong x giờ, sau đó tiếp tục đi bộ với vận tốc 5 km/h trong y giờ.
a) Hãy viết biểu thức biểu thị tổng quãng đường người đó đi được.
b) Tính giá trị của biểu thức trong câu a khi x= 2,5 (giờ) và y = 0,5 (giờ).
-
Giải bài 7.1 trang 24 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Nửa tổng của x và y.
b) Tổng của x và y nhân với tích của x và y.
-
Giải bài 7.2 trang 24 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Viết biểu thức đại số biểu thị diện tích của hình thang có hai đáy là a và b, chiều cao là h (a, b và h có cùng đơn vị đo).
-
Giải bài 7.3 trang 24 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Tính giá trị của biểu thức:
a) 4x + 3 tại x = 5,8.
b) y2 – 2y +1 tại y = 2
c) (2m+n).(m-n) tại m = 5,4 và n = 3,2
-
Giải bài 7.4 trang 24 SGK Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Một bác nông dân sử dụng hai chiếc máy bơm để tưới nước cho vườn cây. Máy bơm thứ nhất mỗi giờ bơm được 5 m3 nước. Máy bơm thứ hai mỗi giờ bơm được 3,5 m3 nước.
a) Viết biểu thức đại số biểu thị lượng nước bơm được của hai máy, nếu máy bơm thứ nhất chạy trong x giờ và máy bơm thứ hai chạy trong y giờ.
b) Sử dụng kết quả của câu a, tính lượng nước bơm được của cả hai máy khi x = 2 ( giờ), y = 3 (giờ).
-
Giải bài 7.1 trang 20 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Hiệu các bình phương của hai số a và b;
b) Tổng các lập phương của hai số x và y.
-
Giải bài 7.2 trang 21 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Viết biểu thức đại số biểu thị:
a) Thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao là a + b;
b) Diện tích của hình tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và độ dài của hai đường chéo đó là p và q.
-
Giải bài 7.3 trang 21 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Hãy chỉ ra các biến trong mỗi biểu thức đại số thu được ở các Bài 7.1 và 7.2
-
Giải bài 7.4 trang 21 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Tính giá trị của biểu thức:
a)\(2{a^2}b + a{b^2} - 3ab\) tại a = -2 và b = 4.
b) \(xy\left( {x + y} \right) - \left( {{x^2} + {y^2}} \right)\) tại x = 0,5 và y = - 1,5.
-
Giải bài 7.5 trang 21 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Trong hai kết luận sau, kết luận nào đúng?
a) Hai biểu thức \(A\left( x \right) = {\left( {x + 1} \right)^2};B\left( x \right) = {x^2} + 1\) bằng nhau với mọi giá trị của x. (Chẳng hạn, khi x = 0 thì ta có A(0) = B(0) = 1).
b) Hai biểu thức C = a(b + c) và D = ab + ac bằng nhau với mọi giá trị của biến a, b và c. (Chẳng hạn, khi a = b = c = 0 thì C = D = 0)
-
Giải bài 7.6 trang 21 SBT Toán 7 Kết nối tri thức tập 2 - KNTT
Một luống rau có x hàng, mỗi hàng có y cây rau (x, y là số tự nhiên). Trong tình huống này, biểu thức P = xy biểu thị số cây rau được trồng trên luống rau đó. Hãy nêu một tình huống khác, trong đó một đại lượng được biểu thị bởi biểu thức x – y.