YOMEDIA
NONE

Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng


Nội dung bài giảng Biểu đồ đoạn thẳng môn Toán lớp 7 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về vẽ biểu đồ đoạn thẳng, đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng,.... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng

- Biểu đồ đoạn thẳng thường được dùng để biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian.

- Biểu đồ đoạn thẳng gồm:

+ Trục ngang biểu diễn thời gian

+ Trục đứng biểu diễn đại lượng ta quan tâm

+ Mỗi điểm biểu diễn giá trị của đại lượng tại một thời điểm. Hai điểm liên tiếp được nối với nhau bằng một đoạn thẳng.

+ Tiêu đề của biểu đồ thường ở dòng trên cùng.

Ví dụ:

1.2. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng

* Cách vẽ biểu đồ đoạn thẳng:

Bước 1: Vẽ hai trục ngang và dọc vuông góc với nhau

- Trục ngang: Ghi các mốc thời gian

- Trục dọc: Chọn khoảng chia thích hợp với số liệu và ghi số ở các vạch chia

Bước 2:

- Tại mỗi mốc thời gian trên tục ngang, đánh dấu một điểm cách điểm mốc thời gian theo chiều thẳng đứng một khoảng bằng số liệu tại mốc thời gian đó, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc

- Vẽ các đoạn thẳng nối từng cặp điểm tương ứng với cặp mốc thời gian liên tiếp, ta được một đường gấp khúc biểu diễn sự thay đổi số liệu theo thời gian.

Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ:

- Ghi tên biểu đồ

- Ghi chú các giá trị số liệu tại các đầu đoạn thẳng

- Ghi đơn vị trên 2 trục

Ví dụ: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn dữ liệu trong bnagr thống kê dưới đây:

Giải

Dữ liệu trong bảng trên được biểu diễn thành biểu đồ đoạn thẳng như sau:

1.3. Đọc và phân tích dữ liệu trong biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ đoạn thẳng giúp ta dễ dàng nhận ra xu thế của đại lượng quan tâm theo thời gian.

Ta cần chú ý các đặc điểm sau:

+ Biểu đồ biểu diễn các thông tin về vấn đề gì?

+ Đơn vị thời gian là gì?

+ Thời điểm nào có số liệu cao nhất?

+ Thời điểm nào có số liệu thấp nhất?

+ Số liệu tăng trong những khoảng thời gian nào?

+ Số liệu giảm trong những khoảng thời gian nào?

Ví dụ: Cho biểu đồ đoạn thẳng

Phân tích biểu đồ đoạn thẳng trên như sau:

a) Biểu đồ biểu diễn thông tin về lượng mưa tại tỉnh Đắk Lắk trong 7 ngày đầu tháng 6 năm 2019

b) Đơn vị thời gian là ngày, đơn vị số liêu là mm.

c) Ngày 3 tháng 6 lượng mưa cao nhất (12 mm).

đ) Ngày 2 tháng 6 lượng mưa thập nhất (2 mm)

e) Lượng mưa giảm giữa các ngày 1 - 2; 3 - 4; 5 - 6; 6 - 7.

g) Lượng mưa tăng giữa các ngày 2 - 3; 4 - 5.

Bài tập minh họa

Câu 1: Trong các đoạn thẳng tạo thành đường gấp khúc trong biều đồ ở Ví dụ 2, em hãy cho biết:

a) Đoạn nào dốc lên? Đoạn nào dốc xuống?

b) Ngày nào lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa?

 

Hướng dẫn giải

a) * Đoạn dốc lên: + Từ thứ Hai đến thứ Ba

+ Từ thứ Ba đến thứ Tư

+ Từ thứ Sáu đến thứ Bảy

+ Từ thứ Bảy đến thứ Chủ nhật

* Đoạn dốc lên: + Từ thứ Tư đến thứ Năm

+ Từ thứ Năm đến thứ Sáu

b) Ngày thứ Bảy và Chủ nhật lớp 7A thu gom được trên 100 chai nhựa.

 

Câu 2: Hãy phân tích biểu đồ đoạn thẳng sau:

Hướng dẫn giải

+ Biểu đồ biểu diễn lượng mưa trung bình các tháng năm 2019 tại Thành phố Hồ Chí Minh

+ Đơn vị thời gian là tháng, đơn vị số liệu là mm

+ Tháng 9 có lượng mưa trung bình cao nhất

+ Tháng 2 có lượng mưa trung bình thấp nhất

+ Lượng mưa tăng giữa các tháng: 2 – 3 ; 3 – 4; 4 – 5; 5 – 6; 8 – 9.

+ Lượng mưa giảm giữa các tháng: 1 – 2 ; 6 –7 ; 7 – 8; 9 – 10; 10 – 11; 11 – 12.

Luyện tập Chương 5 Bài 3 Toán 7 CTST

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Nhận biết được ý nghĩa và công dụng của biểu đồ đoạn thẳng.

- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ đoạn thẳng.

- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ đoạn thẳng.

- Biết phân tích và xử lí dữ liệu trên biểu đồ đoạn thẳng.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chương 5 Bài 3 Toán 7 CTST

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chương 5 Bài 3 Toán 7 CTST

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mở đầu trang 102 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hoạt động khám phá 1 trang 102 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 1 trang 104 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Vận dụng 1 trang 105 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Thực hành 2 trang 106 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Vận dụng 2 trang 106 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 106 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 107 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 107 SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 1 trang 113 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 2 trang 113 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Giải bài 3 trang 113 SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 - CTST

Hỏi đáp Chương 5 Bài 3 Toán 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF