Nội dung bài học Bài tập cuối chương 5 do HOC247 biên tập nhằm giúp các em tìm hiểu phương pháp giải và rèn luyện kỹ năng về các dạng bài tập phân số. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm phân số
- Ta gọi \(\frac{a}{b}\), trong đó a, b \(\in\) Z, b # 0 là phân số, a là tử số (tử) và b là mẫu sổ (mẫu) của phân số. Phân số \(\frac{a}{b}\) đọc là a phần b.
- Mỗi số nguyên n có thể coi là phân số \(\frac{n}{1}\) (viết \(\frac{n}{1}\) = n). Khi đó số nguyên n được biểu diễn ở dạng phân số \(\frac{n}{1}\)
1.2. Tính chất cơ bản của phân số
- Tính chất 1: Nếu cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số nguyên khác không thì ta được một phân số mới bằng phấn số đã cho.
- Tính chất 2: Nếu chia cả tử và mẫu của một phân số cho cùng một ước chung của chúng thì ta được một phân số mới bằng phấn số đã cho.
1.3. So sánh phân số
- Với hai phân số có cùng một mẫu dương: Phân số nào có tử nhỏ hơn thi phân số đỏ nhỏ hơn), phân số nào có tử lớn hơn thì phần số đó lớn hơn.
- Với hai phân số có cùng một mẫu nguyên âm, ta đưa chúng về hai phân số có cùng mẫu nguyên dương rồi so sánh.
- Để so sánh hai phân số có mẫu khác nhau, ta viết lại hai phân số đó ở dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rổi so sánh hai phân số mới nhận được.
1.4. Phép cộng và phép trừ phân số
a. Phép cộng:
- Quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu: Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu số, ta cộng tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số
- Quy tắc cộng hai phân số khác mẫu: Muốn cộng hai phân số có mẫu số khác nhau, ta quy đồng mẫu số của chúng, sau đó cộng hai phân số có cùng mẫu
b. Quy tắc trừ hai phân số: Muốn trừ một phân số cho một phân số, ta lấy phân số thứ nhất cộng với số đối của phân số thứ hai
1.5. Phép nhân và chia phân số
- Muốn nhân hai phân số, ta nhân hai tử số với nhau và nhân hai mẫu số với nhau
- Muốn chia một phân số cho một phân số khác 0 ta nhân phân số thứ nhất với phân số có tử số là mẫu số của phân số thứ hai và mẫu số là tử số của phân số thứ hai
1.6. Tính giá trị phân số của một số
- Muốn tính giá trị phân số \(\frac{m}{n}\) của số a, ta tính a.\(\frac{m}{n}\)
1.7. Hỗn số
- Cho a và b là hai số nguyên dương, a > b, a không chia hết cho b. Nếu a chia cho b được thương là q và số dư là r, thì ta viết \(\frac{a}{b} = q\frac{r}{b}\) và gọi là \(q\frac{r}{b}\) là hỗn số. Đọc là "q, r phần b"
- Với hỗn số \(q\frac{r}{b}\) người ta gọi q là phần số nguyên và \(\frac{r}{b}\) là phần phân số của hỗn số.
Bài tập minh họa
Câu 1: Tính giá trị của biểu thức
\(\left( {\frac{5}{{ - 4}} + 3\frac{1}{3}} \right):\frac{{10}}{9}\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l} \left( {\frac{5}{{ - 4}} + 3\frac{1}{3}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \left( {\frac{5}{{ - 4}} + \frac{{10}}{3}} \right):\frac{{10}}{9} = \left( {\frac{{( - 5).3}}{{4.3}} + \frac{{10.4}}{{3.4}}} \right):\frac{{10}}{9}\\ = \frac{{ - 25}}{{12}}:\frac{{10}}{9} = \frac{{ - 25}}{{12}}.\frac{9}{{10}}\\ = \frac{{15}}{8} \end{array}\)
Câu 2: Tính giá trị biểu thức sau theo cách hợp lí
\(\left( {\frac{{20}}{7}.\frac{{ - 4}}{{ - 5}}} \right) + \left( {\frac{{20}}{7}.\frac{3}{-5}} \right)\)
Hướng dẫn giải
\(\begin{array}{l} \left( {\frac{{20}}{7}.\frac{{ - 4}}{{ - 5}}} \right) + \left( {\frac{{20}}{7}.\frac{3}{{ - 5}}} \right)\\ = \frac{{20}}{7}.\left( {\frac{{ - 4}}{{ - 5}} + \frac{3}{{ - 5}}} \right)\\ = \frac{{20}}{7}.\frac{1}{5} = \frac{{20.1}}{{7.5}}\\ = \frac{{20}}{{35}} \end{array}\)
Luyện tập Ôn tập Chương 5 Toán 6 CTST
Qua bài giảng này giúp các em học được:
- Biết cách vận dụng kiến thức về phân số và hỗn số
- Biết cách tính biểu thức hỗn hợp với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số và hỗn số
3.1. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 6 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải câu 1 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải câu 2 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải câu 3 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 1 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 2 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 3 trang 26 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 4 trang 27 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 5 trang 27 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 6 trang 27 SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 1 trang 33 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 2 trang 33 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 3 trang 33 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 4 trang 33 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 5 trang 33 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 6 trang 34 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 7 trang 34 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải bài 8 trang 34 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Hỏi đáp Ôn tập Chương 5 Toán 6 CTST
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HOC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Toán Học 6 HỌC247