Nội dung bài giảng của Bài 7: Phần mềm bảng tính trong chương trình Tin học 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 do HOC247 biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu các kiến thức về phần mềm MS Excel trong việc tính toán một cách thuận tiện và dễ dàng. Mời các em cùng tham khảo nội dung dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tìm hiểu màn hình làm việc của MS Excel
* Khởi động MS Excel:
Nháy chuột vào biểu tượng Excel trong bảng chọn Start (hoặc ở màn hình nền hoặc trên thanh Taskbar). Màn hình MS Excel xuất hiện
Màn hình làm việc của MS Excel
* Chức năng các thành phần trong màn hình làm việc của MS Excel:
- Vùng làm việc: là một bảng gồm các hàng và các cột. Đây là nơi hiển thị dữ liệu của bảng tính.
- Tên hàng: các hàng của trang tính được ghi tên bằng số thứ tự 1, 2, 3, ... theo chiểu từ trên xuống dưới. Cột chứa tên hàng ở bên trái của các hàng.
- Tên cột: các cột của trang tính được ghi tên bằng các chữ A, B, C, ... theo chiếu từ trái sang phải. Hàng chứa tên cột ở phía trên của các cột.
- Ô tính: giao của một hàng và một cột trên trang tính tạo thành một ô tính. Địa chỉ ô tính được xác định bởi tên cột (ở bên trái) ghép với tên hàng (ở bên phải). Trên trang tính luôn có một ô tính đang được chọn (còn gọi là ô tính hiện thời). Ô tính đang được chọn có viền đậm.
- Hộp tên: hiển thị địa chỉ ô tính đang được chọn.
- Vùng nhập liệu: là nơi nhập dữ liệu cho ô tính đang được chọn.
- Bảng chọn (còn gọi là thẻ): chứa các lệnh và biểu tượng lệnh. Trong MS Excel, Formulas và Data là hai bảng chọn chứa các lệnh hỗ trợ tính toán, xử lí dữ liệu.
Vùng làm việc của bảng tính gồm các cột và các hàng. Giao giữa một cột và một hàng tạo thành một ô tính. Địa chỉ của một ô tính được xác định bởi tên cột và tên hàng. |
---|
1.2. Nhập, chỉnh sửa và trình bày dữ liệu
a) Chọn ô tính, khối ô tính
- Chọn ô tính: nháy chuột vào ô tính hoặc dùng phím mũi tên di chuyển đến ô tính cần chọn.
- Chọn khối ô tính: chọn ô tính góc trái trên (hoặc góc phải dưới), sau đó kéo thả chuột đến góc phải dưới (hoặc góc trái trên) của khối ô tính.
Chọn khối ô tính
b) Nhập dữ liệu cho ô tính
Cách 1. Nhập dữ liệu trực tiếp vào ô tính.
- Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
- Gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
Cách 2. Nhập dữ liệu thông qua vùng nhập liệu.
- Chọn ô tính cần nhập dữ liệu.
- Nháy chuột vào vùng nhập liệu, gõ dữ liệu, rồi gõ phím Enter để hoàn tất.
c) Chỉnh sửa dữ liệu
Cách 1. Chỉnh sửa dữ liệu trực tiếp tại ô tính.
- Nháy đúp chuột vào ô tính để làm xuất hiện con trỏ soạn thảo.
- Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất.
Cách 2. Chỉnh sửa dữ liệu cho ô tính thông qua vùng nhập liệu.
- Chọn ô tính.
- Nháy chuột vào vùng nhập liệu.
- Thực hiện chỉnh sửa dữ liệu, gõ phím Enter để hoàn tất.
d) Định dạng dữ liệu
- Định dạng dữ liệu kiểu số: chọn ô hoặc khối ô tính, vào Home, nháy vào mũi tên góc phải dưới của nhóm lệnh Number, trong hộp thoại Format Cells thực hiện lựa chọn khuôn dạng trình bày dữ liệu. Có thể sử dụng nhóm lệnh Home>Number để định dạng dữ liệu kiểu số.
Nhóm lệnh Number trong dải lệnh Home
Lựa chọn kí hiệu VND trong cửa sổ Format Cells
- Dữ liệu kiểu ngày: Mặc định định dạng dữ liệu kiểu ngày thường là tháng/ ngày/ năm
Lựa chọn định dạng dữ liệu kiểu ngày phù hợp với Việt Nam
- Chọn ô tính: nháy chuột vào ô tính hoặc dùng phím mũi tên di chuyển đến ô tính cần chọn. - Chọn khối ô tính: chọn ô tính góc trái trên (hoặc góc phải dưới), sau đó kéo thả chuột đến góc phải dưới (hoặc góc trái trên) của khối ô tính. - Việc nhập và chỉnh sửa dữ liệu có thể thực hiện tại ô tính hoặc tại vùng nhập liệu. - Định dạng dữ liệu: chọn ô hoặc khối ô tính, vào Home, nháy vào mũi tên góc phải dưới của nhóm lệnh Number, trong hộp thoại Format Cells thực hiện lựa chọn khuôn dạng trình bày dữ liệu. Có thể sử dụng nhóm lệnh Home -> Number để định dạng dữ liệu kiểu số. |
---|
1.3. Sử dụng công thức để tính toán
- Thực hiện nhập dữ liệu ở Bảng 1 vào MS Excel, ta có trang tính tương tự như Hình dưới đây. Hướng dẫn thực hiện tính điểm trung bình môn của bạn Nguyễn Kiều An vào ô tính G3 (điểm thường xuyên là điểm hệ số 1, điểm giữa kì là điểm hệ số 2, điểm cuối kì là điểm hệ
Các bước tính điểm trung bình môn
- Ở Các bước tính điểm trung bình môn, dữ liệu =(8+6+9*2+10*3)/7 nhập vào ô tính G3 được gọi là một công thức của phần mềm bảng tính MS Excel.
- Công thức trong MS Excel được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số. Trình tự thực hiện các phép toán trong MS Excel tuân thủ đúng theo quy tắc Toán học.
- Một số kí hiệu phép toán trong MS Excel được mô tả trong Bảng dưới đây
Một số kí hiệu phép toán được dùng trong MS Excel
Phép toán |
Kí hiệu Toán học |
Kí hiệu trong MS Excel |
Ví dụ trong MS Excel |
Phép cộng |
+ |
+ |
15+3 |
Phép trừ |
- |
- |
15-5 |
Phép nhân |
× |
* |
3*5 |
Phép chia |
: |
/ |
36/6 |
Phép lũy thừa |
Ax (a là cơ số, x là số mũ) |
^ |
3^2 |
Phép tính phần trăm |
% |
% |
25% |
Trong MS Excel, công thức được bắt đầu bởi dấu bằng (=), tiếp theo là biểu thức đại số để thực hiện tính toán. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Sau khi nhập dữ liệu vào ô tính, có thể chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính bằng cách nào?
Hướng dẫn giải:
Sau khi nhập dữ liệu ta hoàn toàn có thể chỉnh sửa dữ liệu bằng một trong 2 cách:
- Cách 1: Nháy đúp chuột vào ô tính để làm xuất hiện con trỏ soạn thảo → Chỉnh sửa dữ liệu → Enter.
- Cách 2: Chọn ô tính → Nháy chuột vào vùng nhập liệu → Chỉnh sửa dữ liệu → Enter.
Bài tập 2: Tác dụng của phần mềm bảng tính là gì?
Hướng dẫn giải:
Phần mềm bảng tính được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xử lí thông tin được trình bày ở dạng bảng như tính toán, tìm kiếm, sắp xếp hay tạo biểu đồ, đồ thị biểu diễn dữ liệu.
Bài tập 3: Biểu thức nào sau đây đúng khi dùng trong MS Excel?
A. 12 × 8 + 4
B. 12 : 4 – 3
C. 6^2 + 6*8/2
D. 25% + 35 × 7
Hướng dẫn giải:
Biểu thức trong MS Excel phải sử dụng các phép toán được dùng trong MS Excel.
Ví dụ: phép cộng (+), phép trừ (-), phép nhân (*), phép chia (/), phép lũy thừa (^), …
Đáp án C
Luyện tập
Qua bài học các em có thể:
- Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính, trang tính.
- Nhận biết được hàng, cột, ô tính; hiểu khái niệm địa chỉ ô tính.
- Thực hiện được việc di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
- Nhập được một số kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- Trình bày được một số kiểu dữ liệu.
- Sử dụng được công thức để tính toán.
3.1. Trắc nghiệm Bài 7 Tin học 7 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. MS Word
- B. MS PowerPoint
- C. MS Excel
- D. MS Paint
-
- A. Trong MS Excel, công thức phải được bắt đầu bằng dầu (=)
- B. Trình tự thực hiện các phép toán trong phần mềm bảng tính tuân thủ các quy tắc toán học
- C. Có thể nhập công thức trực tiếp vào ô tính hoặc thông qua vùng nhập dữ liệu
- D. Sau khi nhập xong, công thức được hiển thị tại ô tính
-
- A. 12 x 8 + 4
- B. 12 : 4 - 3
- C. 6^2 + 6*8/2
- D. 25% + 35 x 7
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 7 Tin học 7 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 33 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá mục 1 trang 35 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá mục 2 trang 35 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá mục 2a trang 36 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá mục 2b trang 36 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá trang 37 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 1 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khám phá 2 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 3 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 4 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 5 trang 39 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thực hành 1 trang 40 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thực hành 2 trang 40 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 40 SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 7 Tin học 7 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 7 HỌC247