Trong cuộc sống ta gặp các mệnh đề như: đúng/sai, sáng/tối, có/không,.... Vậy, trong máy tính những mệnh đề như thế này sẽ được thể hiện ra sao? Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 5: Dữ liệu logic do HOC247 biên soạn để có thể biết được dữ liệu logic biểu diễn như thế nào.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các giá trị chân lí và các phép toán logic
a) Lôgic mệnh đề
- Mệnh đề là một khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai.
- Ví dụ “Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam” là một mệnh đề đúng, còn “9 là số nguyên tố" là một mệnh đề sai.
- Các giá trị “Đúng” hay “Sai” chính là giá trị chân lí (giá trị lôgic) của mệnh đề mà nó thể hiện.
- Đại lượng lôgic là đại lượng chỉ nhận giá trị là giá trị lôgic. Đế ngắn gọn, người ta thường biểu diễn các giá trị lôgic “Đúng” và “Sai” tương ứng là 1 và 0.
- Ký hiệu: P, Q, và R
- Trong ngôn ngữ lập trình, các biến hay các hàm cũng có thể mang giá trị logic
b) Các phép toán lôgic cơ bản
- Bốn phép toán lôgic quan trọng nhất là:
+ phép toán AND (phép nhân lôgic)
+ phép toán OR (phép cộng lôgic)
+ phép toán XOR (viết tắt của exclusive OR - cộng loại trừ lôgic)
+ phép toán NOT (phép phủ định)
- Giá trị lôgic của mệnh đề là kết quả của các phép toán được cho trong Bảng 5.2
Bảng 5.2. Các phép toán logic
- Các giá trị lôgic gồm “Đúng” và “Sai", được thể hiện tương ứng bởi 1 và 0 trong đại số lôgic. - p AND q chỉ đúng khi cả p và q đều đúng. - p OR q là đúng khi ít nhất một trong p hoặc q đúng. - p XOR q chỉ đúng khi p và q có giá trị khác nhau. - NOT p cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng. |
---|
- Biểu thức lôgic là một dãy các đại lượng lôgic được nối với nhau bằng các phép toán lôgic, có thể có dấu ngoặc để chỉ định thứ tự ưu tiên thực hiện các phép toán.
1.2. Biểu diễn dữ liệu lôgic
- Trong cuộc sống, những sự vật hiện tượng có hai trạng thái đối lập như "sáng/tối", "bật/tắt","có/không"... đều có thể coi là thể hiện của hai đại lượng lôgic "Đúng/Sai".
- Trong Tin học, chỉ cần 1 bit với các giá trị 1 hoặc 0 là đủ để biểu diễn dữ liệu lôgic, với quy ước 1 là "Đúng", 0 là "Sai". Tuy nhiên, một số ngôn ngữ lập trình có quy ước riêng, không mã hoá các đại lượng lôgic bởi một bit.
- Chẳng hạn, ngôn ngữ lập trình Python coi số 0 thể hiện giá trị "Sai" còn một số bất kì khác 0 thể hiện giá trị "Đúng". Trong tiếng Anh, đúng là True, sai là False nên có ngôn ngữ lập trình dùng ngay hai kí tự “T” và “F” để biểu diễn dữ liệu lôgic.
- Chỉ cần 1 bit để biểu diễn dữ liệu lôgic, bit có giá trị bằng 1 cho giá trị đúng và bít có giá trị bằng 0 cho giá trị sai. - Trên thực tế, có thể biểu diễn dữ liệu lôgic theo các cách khác miễn là tạo ra hai trạng thái đối lập. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Nhà toán học người Anh George Boole (1815 – 1864) đã xây dựng nên đại số lôgic, trong đó có các phép toán liên quan đến các yếu tố “đúng”, “sai”. Vậy phép toán liên quan đến các yếu tố “đúng”, “sai” là các phép toán nào?
Hướng dẫn giải:
Các phép toán liên quan đến các yếu tố “đúng”, “sai” là các phép toán lôgic như: phép nhân, phép cộng, phép cộng loại trừ, phủ định
Bài tập 2: Cho vài ví dụ về thông tin có hai giá trị đối lập, có thể quy về kiểu lôgic?
Hướng dẫn giải:
Ví dụ:
Đáp án đúng/ Đáp án sai
Trời sáng/ Trời tối
Có mùi/ Không mùi
Bài tập 3: Cho mệnh đề p là "Nam học giỏi", q là "Nam khéo tay". Em hãy diễn giải bằng lời các mệnh đề "p AND NOT q"?
Hướng dẫn giải:
"p AND NOT q" : Nam học giỏi nhưng không khéo tay
Luyện tập
Qua bài học các em cần nắm được các về:
- Giá trị chân lí và các phép toán logic AND, OR, XOR, NOT
- Biểu diễn được dữ liệu logic
3.1. Trắc nghiệm Bài 5 Tin học 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Khi cả p và q đều đúng
- B. Khi ít nhất một trong p hoặc q đúng
- C. Khi p và q có giá trị khác nhau
- D. Cho giá trị đúng nếu p sai và cho giá trị sai nếu p đúng
-
- A. p AND q
- B. p XOR q
- C. p OR q
- D. NOT p
-
- A. Hai tam giác bằng nhau khi và chỉ khi chúng đồng dạng và có một cạnh bằng nhau
- B. Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có một góc bằng tổng hai góc còn lại
- C. Một tam giác là tam giác đều khi và chủ khi nó có hai đường trung tuyến bằng nhau và có một góc bằng 60°
- D. Một tứ giác là hình chữ nhật khi và chỉ khi nó có 3 góc vuông
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 5 Tin học 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 1 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 24 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 1 trang 24 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 1 trang 26 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2 trang 27 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 27 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 27 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.1 trang 12 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.2 trang 12 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.3 trang 13 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.4 trang 13 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.5 trang 13 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 5.6 trang 13 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 5 Tin học 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 10 HỌC247