YOMEDIA
NONE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 28: Phạm vi của biến


Các biến trong hàm có phạm vi hoạt động ra sao? Biến bên ngoài hàm sẽ hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung bài giảng của Bài 28: Phạm vi của biến trong chương trình Tin học 10 Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phạm vi của biến khai báo trong hàm

- Các biến được khai báo bên trong một hàm chỉ được sử dụng bên trong hàm đó. Chương trình chính không sử dụng được.

- Xét chương trình dưới đây để thấy được phạm vi của biến khai báo trong hàm

- Xét ví dụ trên ta thấy:

+ Bên trong hàm func có các biến n, a, b đang hoạt động. n = 10, a và b được thay đổi

+ Biến a, b bên ngoài hàm vẫn hoạt động. Ta thấy nếu bên ngoài hàm cũng có biến a, b thì sau khi thực hiện hàm trên, biến a, b không thay đổi bên ngoài hàm

+ Khi gọi biến n thì chương trình báo lỗi vì bên ngoài hàm chưa có biến n, thì sau khi thực hiện hàm, gọi đến biến n sẽ báo lỗi.

Trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính địa phương (cục bộ), không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.

1.2. Phạm vi của biến khai báo ngoài hàm

* Biến khai báo bên ngoài hàm không có tác dụng bên trong hàm

- Ví dụ 1. Biến khai báo bên ngoài hàm không có tác dụng bên trong hàm

+ Xét ví dụ trên ta thấy:

. Trong chương trình chính biến t được khai báo bên ngoài hàm f() và gán giá trị 10. Khi gọi f(5), t sẽ được gán 6. Hàm trả lại giá trị 6.

. Khi thoát khỏi f(), t vẫn có giá trị 10.

⇒ Do vậy biến t không có tác dụng bên trong hàm f().

Bên trong hàm có thể truy cập để sử dụng giá trị của biến đã khai báo trước đó ở bên ngoài hàm.

- Ví dụ 2.

. Trong chương trình chính, biến N được khai báo và gán giá trị 10.

. Khi gọi hàm f(1,2), giá trị trả lại là biểu thức có N tham gia.

⇒ Vậy trong hàm f() được phép truy cập giá trị của biến N.

* Lưu ý: Nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá global như ví dụ dưới đây.

Biến đã khai báo bên ngoài sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến. Nếu muốn có tác dụng thì cần khai báo lại biến này trong hàm với từ khoá global.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: 

- Một biến được định nghĩa trong chương trình chính (bên ngoài các hàm) thì sẽ được sử dụng như thế nào bên trong các hàm?

- Một biến được khai báo bên trong một hàm thì có sử dụng được ở bên ngoài hàm đó hay không?

Hướng dẫn giải:

- Biến đã khai báo bên ngoài hàm chỉ có thể truy cập giá trị để sử dụng bên trong hàm mà không làm thay đổi được giá trị của biến đó (trừ trường hợp với từ khoá global).

- Các biến khai báo bên trong hàm có tính địa phương, không có hiệu lực bên ngoài hàm.

Bài tập 2: Chương trình sau có lỗi không? Nếu có, làm thế nào để sửa lỗi?

def f():

      n = n + 1

      return n

n = 15

a = f()

print(a)

Hướng dẫn giải:

Có lỗi. Có thể sữa cho hết lỗi theo nhiều cách. Ví dụ.

Cách 1. Đưa n vào hàm số khi khai báo hàm f().

def f():

      n = n + 1

      return n

n = 15

a = f(n)

print(a)

Cách 2. Khai báo biến n là global trong hàm f()

def f():

      global n

      n = n + 1

      return n

n = 15

a = f()

print(a)

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết được ý nghĩa của phạm vi hoạt động của biến trong chương trình và hàm.

- Trình bày được ý nghĩa của phạm vi hoạt động của biến trong chương trình và hàm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 136 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 136 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 137 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 137 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 138 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 140 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 140 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.1 trang 57 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.2 trang 57 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.3 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.4 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.5 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.6 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.7 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.8 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.9 trang 58 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.10 trang 59 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.11 trang 59 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 28.12 trang 59 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 28 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON