Ngôn ngữ lập trình là gì? Thế nào là ngôn ngữ lập trình bậc cao? Có những loại ngôn ngữ lập trình bậc cao nào? Python là gì? Vì sao hiện nay Python được ứng dụng rộng rãi. Cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung bài giảng của Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ để viết chương trình cho máy tính
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn
- Các chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao được chương trình dịch chuyển sang ngôn ngữ cho máy tính thực hiện.
- Hiện nay đã có nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao khác nhau, trong số đó Java, C/C++, Python,... là những ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất.
- Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
+ Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao do Guido van Rossum, người Hà Lan tạo ra và ra mắt lần đầu năm 1991.
+ Các câu lệnh của Python có cú pháp đơn giản.
+ Ưu điểm: Môi trường lập trình Python dễ sử dụng, không phụ thuộc vào hệ điều hành, chạy trên nhiều loại máy tính, điện thoại thông minh, robot giáo dục, ...
+ Python là ngôn ngữ lập trình được dùng phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.
- Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn. - Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục. |
---|
1.2. Môi trường lập trình Python
- Sau khi khởi động, ta sẽ làm việc với màn hình Python có dạng tương tự như hình dưới đây:
Hình 16.2. Màn hình làm việc của Python
- Định nghĩa: Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ gỡ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh).
- Môi trường lập trình Python có hai chế độ:
+ Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.
+ Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.
a) Chế độ gõ lệnh trực tiếp
Trong một phiên làm việc với Python, em có thể gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc >> > và nhấn phím Enter để thực hiện lệnh như sau:
b) Chế độ soạn thảo
- Muốn soạn thảo chương trình hoàn chỉnh dùng lệnh File/New File để mở ra màn hình soạn thảo chương trình tương tự như sau:
Hình 16.3. Màn hình soạn thảo trong môi trường Python
* Chú ý: Người ta có thể soạn thảo chương trình Python bằng phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm lập trình Python như: Wingware, PyCharm, Thonny, Visual studio, ...
Môi trường lập trình của Python có hai chế độ: chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ sọan thảo. |
---|
1.3. Một số lệnh Python đầu tiên
- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh. Ví dụ như hình dưới đây
+ Nhận biết dữ liệu. Ví dụ 1: Các lệnh đầu tiên
+ Nhận các lệnh với phép toán. Ví dụ 2: Các lệnh với phép toán
- Trong Python, lệnh print ( ) có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu). Mặc định dữ liệu sẽ được in ra màn hình. Lệnh print ( ) cho phép in một hoặc nhiều giá trị ra màn hình.
- Ví dụ 3: Lệnh print ( )
- Cú pháp lệnh print () như sau:
Trong đó v1, v2, ....., vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.
- Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lênh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu. - Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên. - Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời. |
---|
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất?
Hướng dẫn giải:
Trong 3 ngôn ngữ trên thì ngôn ngữ Python dễ hiểu nhất và cũng dễ thực hiện nhất
Bài tập 2: Cú pháp câu lệnh Python rất gần với ngôn ngữ tự nhiên. Dựa vào đặc điểm này em có thể dự đoán chương trình sau thực hiện việc gì không?
a = 5
b = 2
c = a + b
Print (c)
Hướng dẫn giải:
Chương trình thực hiện việc cho a bằng 5, b bằng 2, tính tổng 2 số đó và in kết qủa ra màn hình (bằng 7)
Luyện tập
Qua bài học các em cần nắm được các về:
- Biết khái niệm ngôn ngữ lập trình bậc cao và ngôn ngữ lập trình bậc cao Python.
- Phân biệt được chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình trong môi trường lập trình Python.
- Biết cách tạo và thực hiện một chương trình Python.
3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Tin học 10 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể
- B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao
- C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể
- D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ
-
- A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy
- B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào loại máy
- C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
- D. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp nói chung không phụ thuộc vào loại máy
-
- A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy có thể được nạp trực tiếp vào bộ nhớ và thực hiện ngay, còn chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy mới có thể thực hiện được
- B. Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể được gọi là chương trình dịch
- C. Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán
- D. Chương trình dịch nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp (chương trình nguồn), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình đích)
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 16 Tin học 10 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Khởi động trang 86 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 1 trang 86 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 1 trang 87 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 2 trang 87 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2 trang 88 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động 3 trang 88 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 3 trang 89 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 90 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 90 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.1 trang 34 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.2 trang 34 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.3 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.4 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.5 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.6 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.7 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.8 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.9 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài tập 16.10 trang 35 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 16 Tin học 10 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Tin Học 10 HỌC247