YOMEDIA
NONE

Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 26: Hàm trong Python


Cùng HOC247 tìm hiểu xem hàm là gì? Hàm trong Python được gọi ra sao? Thông qua nội dung bài giảng của Bài 26: Hàm trong Python trong chương trình Tin học 10 Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số hàm thiết kế sẵn của python

- Quan sát một số lệnh trong Python để thấy đặc điểm của hàm

Bảng 26.1. Một số lệnh trong Python

+ Về hình thức, em có thể thấy các lệnh trên đều có các dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh.

+ Khi viết trong chương trình, bên trong các dấu ngoặc, nói chung, em có thể cần ghi thêm các tham số là các đại lượng, các biến hoặc thậm chí, trong một số trường hợp, cả các biểu thức. Ví dụ:

. Lệnh print( "Thời khoá biểu") thực hiện việc in xâu kí tự "Thời khoá biểu" trong dấu ngoặc ra màn hình.

. Lệnh x = int("52") chuyển xâu "52" thành số nguyên 52.

. Lệnh type(y) trả lại kiểu dữ liệu của biến y.

. Trong một số trường hợp bên trong dấu ngoặc có thể bỏ trống. Ví dụ, lệnh x = input( ) thực hiện yêu cầu nhập vào một xâu kí tự bất kì và gán cho biến X.

- Các lệnh trong Bảng 26.1 chính là các chương trình con được thiết kế sẵn của Python, cho phép người dùng tuỳ ý sử dụng trong các chương trình của riêng mình.

- Xâu kí tự bên trong ngoặc của các hàm int() và print () là tham số của hàm.

- Cú pháp câu lệnh gọi hàm trong Python có dạng chung như sau:

Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện những công việc khác nhau cho phép người dùng được tuỳ ý sử dụng khi viết chương trình bằng các câu lệnh gọi hàm tương ứng.

1.2. Thiết lập các hàm tự định nghĩa

* Viết hàm có trả lại giá trị

- Ví dụ 1. Cách viết hàm có trả lại giá trị

+ Quan sát ví dụ 1 ta thấy cách viết hàm có trả lại giá trị như sau:

Tên hàm: inc

Tham số hàm: số n

Giá trị trả lại: số n + 1

* Viết hàm không trả lại giá trị

- Ví dụ 2. Cách viết hàm không trả lại giá trị

+ Qua ví dụ ta thấy được cách viết của hàm không trả lại giá trị:

Tên hàm: thong_bao

Tham số hàm: xâu kí tự msg

Giá trị trả lại: không có

Hàm trong Python được định nghĩa bằng từ khoá def, theo sau là tên hàm (tên hàm sẽ theo quy tắc đặt tên định danh). Hàm có thể có hoặc không có tham số. Khối lệnh mô tả hàm được viết sau dấu " : " và viết lùi vào, thẳng hàng. Hàm có thể có hoặc không có giá trị trả lại sau từ khóa return.

- Cú pháp thiết lập hàm có trả lại giá trị:

* Lưu ý: Cần có lệnh return < giá trị >. Hàm sẽ kết thúc khi gặp lệnh return và trả lại < giá trị >.

- Cú pháp thiết lập hàm không trả lại giá trị:

* Lưu ý: Lệnh return không có giá trị trả lại. Hàm kết thúc khi gặp lệnh return. Nếu hàm không trả lại giá trị thì có thể không cần lệnh return

Để thiết lập hàm trả lại giá trị, câu lệnh return trong khai bảo hàm cần có < giá trị > đi kèm. Để thiết lập hàm không trả lại giá trị có thể dùng lệnh return không có < giá trị > hoặc không cần có return.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hãy kể tên một số hàm trong số các lệnh đã học không? Các hàm đó có những đặc điểm chung gì?

Hướng dẫn giải:

- Một số hàm trong số các lệnh đã học: str(), len(), int(), float(), print(), …

- Đặc điểm chung: Các lệnh trên đều có dấu mở đóng ngoặc đi sau tên lệnh, bên trong ngoặc ghi thêm các tham số là các đại lượng, các biến hoặc biểu thức, …

Bài tập 2: Viết hàm nhập số nguyên n từ bàn phím. Hàm sẽ trả lại số đã nhập.

Hướng dẫn giải:

Hàm có thể viết như sau:

def NhapDL():

       n = int(("Nhập số nguyên n: "))

       return n

Luyện tập

Qua bài học các em cần nắm được các về:

- Biết được chương trình con là hàm.

- Biết cách tạo hàm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 26 Tin học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 26 Tin học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 10 Kết nối tri thức Chủ đề 5 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 127 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 1 trang 127 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 128 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động 2 trang 128 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 129 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 130 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 130 SGK Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.1 trang 53 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.2 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.3 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.4 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.5 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.6 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.7 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.8 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.9 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.10 trang 54 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.11 trang 55 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 26.12 trang 55 SBT Tin học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 26 Tin học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF