Qua bài giảng chính tả Nghe - viết Người viết truyện thật thà, giúp các em nghe - viết đúng, đẹp truyện ngắn Người viết truyện thật thà (Theo Nguyễn Đình Chính). Đồng thời, bài giảng còn hỗ trợ kiến thức, kĩ năng cho các em làm đúng các bài tập chính tả phát hiện và sửa lỗi nhầm lẫn s/x và dấu hỏi/dấu ngã.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn viết Người viết truyện thật thà
- Từ khó
- Ban-dắc
- Dự tiệc
- Tưởng tượng
- Nói dối
- Thẹn đỏ mặt
- Ấp úng
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Người viết truyện thật thà
Câu 1 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết: Người viết truyện thật thà
- Bạn đọc, em viết.
- Em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng
Câu 2 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Tập phát hiện và sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi các lỗi và cách sửa từng lỗi vào sổ tay chính tả:
→ Em kiểm tra lại bài viết của mình và viết lại lỗi sai nếu có.
Câu 3 (trang 56 sgk Tiếng Việt 4): Tìm các từ láy:
a) Có tiếng chứa âm s.
- Có tiếng chứa âm x.
→ Có tiếng chứa âm s: sàn sàn, san sát, sẵn sàng, săn sóc, sáng suốt, sầm sập, sần sùi, sấn sổ, se sẽ, sốt sắng, sa sả, sạch sành sanh, sạch sẽ....
- Có tiếng chứa âm x: xinh xắn, xám xịt, xa xa, xấu xí, xanh xanh, xa xôi, xám xám, xao xác...
b) Có tiếng chứa thanh hỏi.
- Có tiếng chứa thanh ngã.
→ Có tiếng chứa thanh hỏi: Lẩn thẩn, hỉ hả, đủng đỉnh, lởm chởm, ngổ ngáo, thấp thỏm, mát mẻ, nhỏ nhen, nho nhỏ...
-
Có tiếng chứa thanh ngã: Lạnh lẽo, chập chững, nhẹ nhõm, giòn giã, lưỡng lự, mũm mĩm, ngạo nghễ, nghĩ ngợi...
- Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Người viết truyện thật thà, các em cần nắm được:
- Kiến thức - kĩ năng
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng các BT(2, 3) a/b để từ đó biết cách phân biệt s/x, dấu hỏi/dấu ngã
- Thái độ
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
- Kiến thức - kĩ năng
- Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng.