YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 29: Con người với thiên nhiên SGK Cánh diều


Trong chủ điểm này, các em sẽ học các bài đọc nói về các hiện tượng thiên nhiên, sẽ tìm hiểu quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người rất khôn ngoan, biết cách tận hưởng thiên nhiên, khắc phục thiên tai,...

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1. Em sẽ làm gì để phòng tránh mưa, nắng, nóng, lạnh.

Hướng dẫn trả lời:

  • Trời mưa em mặc áo mưa hoặc dùng ô che.
  • Trời nắng em đội mũ hoặc che ô.
  • Trời nóng em dùng quạt điện hoặc điều hòa.
  • Trời lạnh em mặc áo ấm.

Câu 2. Em hoạt động vui chơi như thế nào trong mỗi mùa?

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi mùa hè em đều đặn đi bơi để nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

1.2. Bài đọc 1

Ông Mạnh thắng Thần Gió

1. Ngày xưa, loài người chưa biết làm nhà, phải ở hang núi. Về sau, nhiều người về đồng bằng và ven biển sinh sống. Đây là nơi Thần Gió hoành hành.

2. Một hôm, Thần Gió gặp một người tên là Mạnh. Thần xô ông ngã lăn quay, rồi bay đi với tiếng cười ngạo nghễ.

3. Từ đó, ông Mạnh quyết chống trả. Ông vào rừng lấy gỗ dựng nhà. Cả ba lần, nhà đều bị quật đổ. Cuối cùng, ông đắn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chọn những viên đá thật to làm tường, dựng một ngôi nhà thật vững chãi.

4. Ngôi nhà đã làm xong. Đêm ấy, Thần Gió đến đập cửa, thét:

- Mở cửa ra!

- Không! Sáng mai ta sẽ mời ông vào.

Thần Gió giận dữ, lồng lộn suốt đêm nhưng không thể xô đổ ngôi nhà.

5. Mấy tháng sau, Thần Gió đến nhà ông Mạnh, tỏ vẻ ăn năn. Ông Mạnh an ủi và mời Thần thỉnh thoảng tới chơi. Từ đó, Thần Gió thường đến thăm ông, đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa.

Phỏng theo A-nhông (Hoàng Ánh dịch)

Chú thích và giải nghĩa:

- Đồng bằng: vùng đất rộng, bằng phẳng

- Hoành hành: làm nhiều điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai

- Ngạo nghễ: coi thường tất cả

- Đẵn: chặt

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1. Truyện có những nhân vật nào?

Hướng dẫn trả lời:

Truyện có hai nhân vật chính là ông Mạnh và Thần Gió.

Câu 2. Trong hai nhân vật:

a) Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của con người?

b) Nhân vật nào tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên?

Hướng dẫn trả lời:

a) Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của con người là ông Mạnh.

b) Nhân vật tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên là Thần Gió.

Câu 3. Chi tiết nào nói lên sức mạnh của con người?

Hướng dẫn trả lời:

Chi tiết nói lên sức mạnh của con người là: ông Mạnh vào rừng đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột và chọn những viên đá to nhất làm tường.

Câu 4. Ông Mạnh trong câu chuyện đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?

Hướng dẫn trả lời:

Ông Mạnh trong câu chuyện đã xay một ngôi nhà thật vững chắc để Thần Gió không quật đổ được. Sau vài tháng Thần Gió quay trở lại tìm ông Mạnh với sự ăn năn và từ đó hai người trở thành bạn.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1. Sử dụng câu hỏi Vì sao? để hỏi đáp với bạn về nội dung câu chuyện.

Hướng dẫn trả lời:

- Vì sao Thần Gió phải chịu thua ông Mạnh?

=> Vì ông Mạnh đã làm một ngôi nhà rất vững chãi.

- Vì sao ông Mạnh quyết tâm xây một ngôi nhà thật vững chãi?

=> Vì ông Mạnh đã bị Thần Gió xô ngã và bỏ đi với tiếng cười ngạo nghễ khinh thường.

Câu 2. Nói 1-2 câu thể hiện sự đồng tình của em với ông Mạnh.

a) Khi ông quyết tâm làm một ngôi nhà thật vững trãi.

b) Khi ông kết bạn với Thần Gió.

Hướng dẫn trả lời:

a) Ông Mạnh quyết xây một ngôi nhà vững chãi để thể hiện sức mạnh của con người không thua kém sức mạnh của thiên nhiên.

b) Khi ông Mạnh kết bạn với thần Gió cho thấy rằng con người và thiên nhiên có thể hòa hợp với nhau.

1.3. Bài viết 1

Câu 1. Nghe - viết: Buổi trưa hè (3 khổ thơ đầu)

Câu 2. Tìm những chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ r, d hay gi?

    Mùa gì ...ịu nắng

         Mây nhẹ nhàng bay

     ...ó khẽ ...ung cây

        Lá vàng ...ơi rụng?

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Gió ơ rất xa, rất rất xa

Gió thích chơi thân với mọi nhà

Gió cù khe khe anh mèo mướp 

Ru đàn ong mật đến thăm hoa.

NGÔ VĂN PHÚ

Hướng dẫn trả lời:

a)

Mùa gì dịu nắng

        Mây nhẹn nhàng bay

  Gió khẽ rung cây

    Lá vàng rơi rụng?

b)                                                           

Gió  rất xa, rất rất xa

Gió thích chơi thân với mọi nhà

  Gió cù khe khẽ anh mèo mướp 

Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.

Câu 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (ra, da, gia)

         ... đình                  ... vào                 ... sức              cặp ...

b) (vỏ, võ)

         ... cam                  múa ...                ... trứng            ... sĩ

Hướng dẫn trả lời:

a) gia đình         ra vào         ra sức         cặp da.

b) Vỏ cam         múa võ         vỏ trứng         võ sĩ.

Câu 4. Tập viết.

a) Tập viết chữ hoa (kiểu 2):

Hướng dẫn trả lời:

- Chữ A cao 5 li rộng 5 li.

- Chữ A gồm 2 nét nét cong kín và nét móc ngược phải .

b) Viết ứng dụng: Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.

1.4. Bài đọc 2

Mùa nước nổi

1. Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước nổi, không gọi là mùa nước lũ vì nước lên hiền hoà, chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày một dâng lên, cuồn cuộn đầy bờ. Mưa dầm dề, mưa sướt mướt ngày này qua ngày khác.

2. Rồi đến rằm tháng Bảy. “Rằm tháng Bảy nước nhảy lên bờ.”. Dòng Sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn qua cả mặt đường. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.

Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, fừng đàn xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lại phải lấy ván, lấy tre làm cầu từ cửa vào đến tận bếp. Vui quá! Có cả một cây cầu lắt lẻo ngay dưới mái nhà.

Theo Nguyễn Quang Sáng

Chú thích và giải nghĩa:

- Cửu Long: dòng sông lớn, chảy qua nhiều tỉnh ở miền Nam nước ta

- Cá ròng ròng: cá lóc (cá chuối, cá quả) nhỏ.

- Lắt lẻo: đung đưa, do không có điểm tựa chắc chắn

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1. Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào?

Hướng dẫn trả lời:

Bài văn tả mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Vì sao người ta gọi đó là mùa nước nổi? Chọn ý đúng:

a) Vì nước dâng lên hiền hòa.

b) Vì nước lũ đổ về dữ dội.

c) Vì mưa dầm dề.

Hướng dẫn trả lời:

Người ta gọi đây là mùa nước nổi vì nước dâng lên hiền hòa.

Câu 3. Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi trong bài.

Hướng dẫn trả lời:

Một vài hình ảnh nói về mùa nước nổi trong bài là: Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, tràn qua cả mặt đường. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn xuôi theo dòng nước, vào tận đồng sâu.

1.4.2. Luyện tập

Câu 1. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Thế nào?

a) Nước dâng lên cuồn cuộn.

b) Mưa dầm dề ngày này qua ngày khác.

Hướng dẫn trả lời:

Bộ phận trả lời cho câu hỏi Thế nào? là:

a) Cuồn cuộn.

b) Dầm dề từ ngày này qua ngày khác.

Câu 2. Đặt một câu hỏi về mùa nước nổi theo mẫu Ai thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu nói về mùa nước nổi: Đồng ruộng, vườn tược đều bị dòng nước nhấn chìm.

1.5. Trao đổi

Nghe bản tin dự báo thời tiết của địa phương em và trả lời câu hỏi.

Mẫu:

Dự báo thời tiết

(Ngày 20-4-2020)

Từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế

Nhiệt độ thấp nhất từ 23 đến 26 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 34 đến 37 độ C. Trời có mây, ngày nắng nóng, gió nhẹ. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông ở vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chú thích và giải nghĩa:

- Dự báo: báo trước

- Lốc: gió xoáy mạnh

a) Nhắc lại những thông tin chính em nghe được:

- Nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất)

- Nắng, mưa

- Hiện tượng bất thường

Hướng dẫn trả lời:

+ Hiện tượng bất thường: có mưa rào và dông vài nơi. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giất mạnh.

+ Nhiệt độ của cả khu vực: 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

+ Nhiệt độ tại Thành phố Hồ Chí Minh: 33 độ C.

+ Nhiệt độ tại Thành phố cần Thơ: 32 độ C.

b) Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để làm gì?

Hướng dẫn trả lời:

Em và mọi người cần biết dự báo thời tiết để giúp mọi người có cách sắp xếp công việc, ăn mặc, đi lại,... phù hợp. Nếu biết ngày mai nắng nóng, em sẽ mặc quần áo mát, mang mũ, nón... đi học. Nếu biết trời lạnh, em sẽ mặc quần áo ấm. Nếu biết trời mưa, em sẽ chuẩn bị ô, áo mưa,... Các cô bác nông dân, công nhân làm việc ngoài trời, những người làm việc trên biển, trên bầu trời,... nếu biết trước thời tiết sắp có bão, lũ, mưa đá,... sẽ tránh được nguy hiểm. VD: Nông dân không ra đồng. Người đi biển sẽ không ra khơi. Nếu đã ra khơi, sẽ khẩn cấp đưa thuyền vào bờ hoặc trốn vào nơi khuất gió..

1.6. Bài viết 2

Câu 1. Sưu tầm tranh (ảnh) hoặc vẽ tranh về cảnh vật thiên nhiên. Giới thiệu tranh (ảnh) đó.

Gợi ý:

- Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì?

- Cảnh vật trong tranh (ảnh) như thế nào?

- Đặt tên cho tranh (ảnh) đó.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 -5 câu về tranh (ảnh) cảnh vật thiên nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

   Quê em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh mà gần gũi thân thiết với em in nhiều dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ đẹp của em đó là cảnh cánh đồng làng quê em.Cánh đồng làng chạy dọc theo men đường làng quê em,trải một màu vàng xuộm mênh mông bát ngát thẳng cánh có bay, dọc hai bên cánh đồng là lũy tre xanh rì rào trong gió, trên cành có những chú chim đang nhảy nhót hót vang những bản nhạc không lời nghe thật hay.Dưới đồng các bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa ai cũng chuyện trò cười nói vui vẻ vì được một ngày mùa bội thu. Mấy bạn nhỏ đi học về đang tíu tít tranh luận về bài học trên lớp .Càng ngắm càng yêu quê hương mình biết bao, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để về xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn.

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy cho biết mỗi bức tranh, tấm ảnh trang 95 nói về điều gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Bức tranh 1: Bức tranh kêu gọi mọi người hãy bảo vệ, chở che và giữ gìn trái đất.

- Bức tranh 2: Bức tranh kêu gọi mọi người đừng hái hoa vì sẽ làm hoa buồn.

- Bức tranh 3: Bức tranh chụp cảnh một chú chim được trả tự do đang bay về phía bầu trời, kêu gọi mọi người hãy trả tự do cho các loài chim, thú hoang dã.

- Bức tranh 4: Bức tranh chụp cảnh các bạn nhỏ đang trồng cây, kêu gọi mọi người hãy cùng nhau trồng thêm nhiều cây xanh.

- Bức tranh 5: Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang dọn vệ sinh trường học, kêu gọi mọi người hãy giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Câu 2: Viết 4 - 5 câu về một việc em đã chứng kiến hoặc đã tham gia thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Đó là hoạt động gì?

- Hoạt động đó diễn ra thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trên cây xoài gần nhà tôi có một tổ chim sẻ. Ông tôi rất vui, bảo “Đất lành chim đậu . Ngày ngày, tôi rắc thóc dưới gốc cây cho sẻ ăn. Lũ sẻ có vẻ thích sống trong vườn nhà tôi lắm nên chúng cứ kêu lích rích rất vui.

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió, Mùa nước nổi.

+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cây cối.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF