YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 25: Thế giới rừng xanh SGK Cánh diều


Thế giới rừng xanh – đây cũng là một chủ điểm nằm trong chủ đề Em yêu thiên nhiên. Với chủ điểm này, các em sẽ biết thêm nhiều bài đọc, có thêm nhiều hiểu biết về những loài thú hoang dã sống trong rừng xanh. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1: Nói tên các con vật trong tranh trang 55:

Hướng dẫn trả lời:

1. Sóc

2. Ngựa vằn

3. Tê giác

4. Voi

5. Cáo

6. Khỉ

7. Gấu

8. Hổ

9. Nai

10. Rắn

11. Cá sấu

12. Thỏ

Câu 2: Xếp tên các con vật trên vào nhóm thích hợp:

a) Con vật dữ, nguy hiểm. Mẫu: hổ

b) Con vật hiền, không nguy hiểm. Mẫu: thỏ

Hướng dẫn trả lời:

a) Con vật dữ, nguy hiểm: cáo, hổ, cá sấu, gấu, rắn

b) Con vật hiền, không nguy hiểm: thỏ, sóc, ngựa vằn, tê giác, voi, nai, khỉ

1.2. Bài đọc 1

SƯ TỬ XUẤT QUÂN

Sư tử bàn chuyện xuất quân
Muốn sao cho khắp thần dân trổ tài
Nhỏ to, khoẻ yếu muôn loài
Ai ai cũng được tuỳ tài lập công:
Voi vận tải, gấu xung phong
Cáo nhiều mưu kế, ngồi trong luận bàn
Lừa địch – chú khỉ khôn ngoan
Còn anh lừa thét cho vang như kèn
Dọa quân địch giữa trận tiền
Chú thỏ nhanh nhẹn - giao liên tài tình.

Nhà vua hiểu rõ quên mình
Nhìn người giao việc thông minh, đúng tài.

La-phông-ten (Minh Đức lược dịch)

Chú thích và giải nghĩa:

- Xuất quân: đưa quân đi đánh giặc

- Thần dân: người dân ở nước có vua

- Giao liên: liên lạc

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1: Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Sư tử giao việc cho thần dân với mong muốn để cho thần dân trổ tài, thể hiện bản lĩnh riêng của từng loài.

Câu 2: Tìm ví dụ để thấy sư tử giao việc rất phù hợp vời đặc điểm của thần dân.

Hướng dẫn trả lời:

Sư tử giao việc rất phù hợp cho thần dân của mình:

  • Sư tử giao cho voi việc vận tải vì voi chở đồ đạc rất khỏe
  • Gấu được giao nhiệm vụ xung phong
  • Cáo do nhiều mưa kế nên được sư tử giao cho ngồi trong luận bàn
  • Chú khỉ khôn ngoan được giao cho đi lừa địch
  • Lừa dùng tiếng thét của mình để dọa quân địch
  • Thỏ nhanh nhẹn được giao việc liên lạc.

Câu 3: Nếu được đặt một tên khác cho câu chuyện, em sẽ chọn tên nào?

a) Ông vua khôn ngoan.

b) Nhìn người giao việc.

c) Ai cũng có ích.

Hướng dẫn trả lời:

Nếu được đặt tên khác cho câu chuyện em sẽ chọn tên Ông vua khôn ngoan.

1.2.2. Luyện tập

Câu 1: Ghép đúng:

Hướng dẫn trả lời:

Ghép: a- 2       b- 1           c- 4           d- 3          e- 6           g- 5

Câu 2: Em cần đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu sau?

Hổ báo hoa mai tê giác gấu ngựa gấu chó là những động vật quý hiếm, cần được bảo vệ.

Hướng dẫn trả lời:

Cần thêm dấu phẩy như sau:

Hổ, báo hoa mai, tê giác, gấu ngựa, gấu chó là những động vật quý hiếm, cần được bảo vệ.

1.3. Bài viết 1

Câu 1. Nghe - viết: Sư tử xuất quân (6 dòng đầu)

Câu 2. Tìm và viết tên các con vật:

a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr.

b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã.

Hướng dẫn trả lời:

Tìm và viết tên các con vật:

a) Bắt đầu bằng ch hoặc tr là: con chó, con trâu, châu chấu, chồn....

b) Có dấu hỏi hoặc dấu ngã: con thỏ, bò sữa, con hổ,...

Câu 3. Tập viết.

a) Viết chữ hoa:

Hướng dẫn trả lời:

- Cấu tạo: Nét viết chữ hoa b kiểu 2 là kết hợp của các nét cơ bản. Bao gồm, nét móc hai đầu (trái – phải), cong phải và cong dưới.

- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 5. Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài). Lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi) tới đường kẻ 6 thì lượn vòng trở lại. Viết nét cong dưới nhỏ cắt ngang nét cong phải tạo thành vòng xoắn nhỏ cuối nét. Dừng bút gần đường kẻ 6.

b) Viết ứng dụng: Vững như kiềng ba chân.

1.4. Bài đọc 2

Động vật bế con thế nào?

1. Mèo, hổ, báo, sư tử,... tha con giống như tha con mồi. Chúng dùng răng ngoạm chặt da cổ của con rồi giữ con lủng lẳng trên suốt đường đi. Nhưng chúng ngoạm rất khéo để không làm đau, làm rơi con.

2. Cá sấu có hàm răng sắc nhọn nhưng “bế” con cũng rất khéo. Cá sấu mẹ tha từng đứa con trong miệng đến nơi nó muốn mà không làm đau con.

3. Chuột túi, gấu túi “địu” con trong chiếc túi trước bụng.

4. Gấu túi con trên 6 tháng tuổi phải tự bám chắc vào lưng mẹ khi mẹ di chuyển thoăn thoắt trên các cành cây.

5. Thiên nga mẹ “cõng” con trên lưng, bơi đi đây đi đó.

6. Nhưng không phải con vật nhỏ nào cũng được “bế”. Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con…thì từ bé đã phải tự đi theo mẹ.

Theo Lê Quang Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền

Chú thích và giải nghĩa:

- Chuột túi: tức kang-gu-ru, loài thú lớn có túi da tước bụng để nuôi con nhỏ.

- Gấu túi: tức kô-a-la, loài thú nhỏ có túi da trước bụng để nuôi con nhỏ

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1: Kể tên những con vật có cách tha con giống như tha mồi.

Hướng dẫn trả lời:

Những con vật có cách tha con như tha mồi là mèo, hổ, báo, sư tử,cá sấu...

Câu 2: Những con vật nào “cõng” hoặc “địu” con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng?

Hướng dẫn trả lời:

Những con vật cõng hoặc địu con bằng lưng, bằng chiếc túi da ở bụng là chuột túi, gấu túi, thiên nga.

Câu 3: Những con vật nhỏ nào không được tha, “địu” hay “cõng” mà phải tự đi theo mẹ?

Hướng dẫn trả lời:

Những con vật nhỏ không được tha, địu hay cõng mà phải tự đi theo mẹ là ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con,...

1.4.2. Luyện tập

Dựa vào thông tin từ bài đọc, em hãy hoàn thành bảng sau:

Động vật “bế” con

Số thứ tự

Con gì?

“Bế” con bằng cách nào?

Sử dụng bộ phận nào của cơ thể?

1

Mèo, sư tử…

ngoạm

răng, miệng

Hướng dẫn trả lời:

  • Mèo, sư tử,... bế con bằng cách ngoạm dùng miệng và răng của chúng.
  • Cá sấu bế con bằng miệng.
  • Chuột túi bế con bằng cách địu con trong chiếc túi da trước bụng.
  • Gấu túi cõng con trên lưng.
  • Thiên nga cũng cõng con trên lưng.
  • Ngựa con, hươu con, voi con, tê giác con không được mẹ bế mà phải tự đi theo.

1.5. Trao đổi

Câu 1: Cùng bạn thực hành nói lời từ chối và đáp lại lời từ chối trong các tình huống sau:

a) Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

b) Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

c) Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý

a) Bạn rủ em hái hoa trong công viên.

- Lời từ chối: Mình không hái hoa trong công viên đâu. Vì như thế là mình đã phá hoại của công đấy.

- Đáp lời từ chối: Mình không nghĩ là việc này lại sai như thế. Từ bây giờ, mình sẽ không hái hoa trong công viên nữa đâu.

b) Bạn rủ em trêu chọc một con vật trong vườn thú.

- Lời từ chối: Mình không trêu chọc hươu cao cổ đâu. Làm như thế nó sẽ buồn và đau đấy!

- Đáp lại lời từ chối: Mình vô tâm quá, mình sẽ không làm vậy nữa đâu.

c) Em rủ anh (chị) chơi trò ném thú bông trong nhà.

- Lời từ chối: Anh (chị) không chơi trò ném thú bông trong nhà đâu. Vì như thế sẽ dễ làm rơi, vỡ đồ đạc. Lại làm đau và hỏng thú bông nữa.

- Đáp lại lời từ chối: Em hiểu rồi. Em sẽ không chơi ném thú bông trong nhà nữa đâu ạ.

Câu 2: Quan sát:

a) Mang đến lớp đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật mà em yêu thích).

b) Quan sát đồ vật, đồ chơi (tranh ảnh) và ghi lại kết quả quan sát.

c) Nói lại với các bạn kết quả quan sát.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

- Tên đồ chơi: gấu bông

- Đặc điểm của đồ chơi:

+ Con vật được làm bằng bông, to bằng cái bình hoa

+ Toàn thân nó màu nâu nhạt, mắt đen, mũi đen, khuôn mặt rất xinh và thân thiện

- Tình cảm của em với con vật: em rất thích con vật này, em thường ôm nó ngủ

1.6. Bài viết 2

Dựa vào những điều đã quan sát và trao đổi với bạn ở tiết học trước, hãy viết 4 - 5 câu về đồ vật, đồ chơi hình một loài vật (hoặc tranh ảnh loài vật).

Hướng dẫn trả lời:

   Nhân dịp sinh nhật lần thứ tư của em, em đã được ông ngoại tặng một món quà vô cùng đặc biệt đó là một chú ngựa gỗ. Em đã đặt nó ngay trên bàn học của em.

   Chú ngựa gỗ này có lẽ được làm từ gỗ hồng đào bởi nhìn lớp gỗ có màu đỏ son vô cùng đẹp. Khi ông mới mang chú về, còn có mùi gỗ thoang thoảng tỏa ra nữa. Nhìn chú to bằng bàn tay người lớn. Chú ngựa gỗ ấy được gắn trên hai thanh gỗ cong cong. Nhờ thế mà chú có thể bập bênh qua lại một cách rất dễ dàng. Mỗi lần em lỡ tay động vào chú là chú liền lắc lư một hồi.

   Chú ngựa gỗ của em có dáng đứng trông rất oai vệ. Hai đùi sau của chú khụy xuống nhưng hai vó trước của chú lại tung lên như chuẩn bị nhảy về phía trước. Cái đầu ngông nghênh ngẩng cao cùng đôi mắt khá sắc bén tỏ rõ khí thế oai vệ. Miệng chú há to như đang hí lên, một nét đặc trưng của loài ngựa. Theo tư thế tung vó ấy, chiếc bờm dài như phấp phới bay trong gió.

  Chú ngựa gỗ là món quà vô cùng đáng trân trọng mà ông đã dành tặng cho em. Vì vậy, em luôn giữ gìn chú ngựa gỗ của mình thật cẩn thận, tránh để chú bị tróc sơn. Mỗi lần nhìn thấy chú là em lại nghĩ tới ông của mình!

Bài tập minh họa

Câu 1: Em hãy mang đến lớp một quyển sách (tờ báo) viết về các loài vật.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 2: Tự đọc một truyện (hoặc một bài thơ, bài báo) trong quyển sách, tờ báo em mang đến.

Hướng dẫn trả lời:

CÁC CON VẬT

Con cua mà có hai cái càng

Đầu, tai không có, bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vây ve vẩy, nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà đổ cây
Conc him mà có cánh tay
Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường.

Đồng dao Việt Nam

Chú thích và giải nghĩa:

- Tỏ tường: biết rõ

Lời kết

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Sư tử xuất quan, Động vật bế con thế nào?.

+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cây cối.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF