YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 24: Những người bạn nhỏ SGK Cánh diều


Tiếp tục chủ điểm Thế giới loài chim ở tuần trước, trong tuần này với chủ điểm Những người bạn nhỏ, các em sẽ được học những bài văn, bào thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó của con người với các loài chim, với những người bạn có cánh trong thiên nhiên.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chia sẻ

Câu 1. Đây là loài chim gì?

a) Chim gì báo hiệu mùa xuân sang?

b) Chim gì chuyên bắt sâu?

c) Chim gì biết đưa thư, là biểu tượng của hòa bình?

d) Chim gì mặt giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột?

e) Chim gì có bộ lông đuôi rực rỡ sắc màu, múa rất đẹp?

Hướng dẫn trả lời:

a) Chim báo hiệu xuân sang: chim én

b) Chim chuyên bắt sâu: chim sâu

c) Chim biết đưa thư, là biểu hiện của hòa bình: chim bồ câu

d) Chim gì giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột: chim cú

e) Chim có bộ lông đuôi rực rỡ sác màu, múa rất đẹp: chim công.

Câu 2. Theo em các loài ichim mang đến lợi ích gì cho con người?

Hướng dẫn trả lời:

Các loài chim có rất nhiều lợi ích mang lại cho con người như:

  • Giúp nông dân bảo vệ mùa màng, ăn sâu bọ có hại và động vật gặm nhấm.
  • Làm chăn đệm, đồ trang trí trong gia đình từ lông chim
  • Giúp phát tán hạt giống cây rừng
  • Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.

1.2. Bài đọc 1

BỜ TRE ĐÓN KHÁCH

(trích)

Bờ tre quanh hồ
Suốt ngày đón khách
Một đàn cò bạch
Hạ cánh reo mừng
Tre chợt tưng bừng
Nở đầy hoa trắng
Đến chơi im lặng
Có bác bồ nông
Đứng nhìn mênh mông
Im như tượng đá.
Một chú bói cá
Đỗ xuống cành mềm
Chú vụt bay lên
Đậu vào chỗ cũ
Ghé chơi đông đủ
Cả toán chim cu
Ca hát gật gù:
“Ồ, tre rất mát!”.

Võ Quảng

1.2.1. Đọc hiểu

Câu 1. "Khách" đến bờ tre là những loài chim nào?

Hướng dẫn trả lời:

 "Khách" đến bờ tre là những loài chim sau: cò, bồ nông, bói cá, chim cu.

Câu 2. Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có "khách" đến?

Hướng dẫn trả lời:

Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có "khách" đến là: 

"Tre chợt tưng bừng

Nở đầy hoa nắng."

Câu 3. Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Ghép đúng:

  • a - 2: Đàn cò hạ cánh reo mừng
  • b - 1: Bác bồ nông đứng im như tượng đá
  • c - 4: Chú bói cá bay xuống rồi lại vụt bay lên
  • d - 3: Bầy chim cu gật gù ca hát.

Câu 4. Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?

Hướng dẫn trả lời:

Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre là: "Ồ, tre rất mát!"

1.2.2. Luyện tập

Câu 1. Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a) Chú bói cá đỗ trên cành tre.

b) Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.

c) Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.

Hướng dẫn trả lời:

Bộ phận in đậm trong cả 3 câu đều trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Câu 2. Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu:

     Trên cánh đồng, các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.

            Ở đâu?

1.3. Bài viết 1

Câu 1. Nghe - viết: Chim rừng Tây Nguyên (từ "Chim đại bàng..." đến "...hòa âm.")

Câu 2. Tìm chữ phù hợp với ô trống: c hay k, ng hay ngh.

         Chim gáy ...éo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ...âm, ngơ ...ác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng ...e càng trong, càng dài thì quanh ...ổ càng được đeo nhiều vòng ...ườm đẹp.

Theo TÔ HOÀI

Hướng dẫn trả lời:

 Chim gáy kéo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng nghe càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Theo TÔ HOÀI

Câu 3. Tìm từ ngữ.

a) Là tên loài chim, có tiếng bắt đầu bằng s.

b) Có vần uc hoặc ut, có nghĩa như sau:

- Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét.

- Dùng xẻng lấy đất, đá, cát,...

- Loài cây cùng học với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng.

Hướng dẫn trả lời:

a) Tên loài chim có tiếng bắt đầu bằng s là: chim sâm cầm, chim sẻ, chim sâu.

b) Từ có nghĩa:

- Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét là: bút

- Dùng xẻng lấy đất, đá, cát,... là: xúc

- Loài cây cùng học với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng là: trúc

Câu 4. Tập viết.

a) Viết chữ hoa:

b) Viết ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn.

1.4. Bài đọc 2:

Chim sơn ca và bông cúc trắng

1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà xuống bên bông cúc. Chim véo von mãi rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.

2. Những sáng hôm sau, khi vừa xoè cánh đón bình minh, bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì ra sơn ca đã bị nhốt trong lồng.

3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc, bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị cầm tù, họng khô bỏng vì khát. Nhưng dù khát, nó vẫn không đụng đến bông hoa.

Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt nước. Đêm ấy, sơn ca lia đời. Bông cúc hẻo lả đi vì thương xót.

4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn bông hoa giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc nó vẫn đang tắm nắng Mặt Trời.

Theo An-đec-xen (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)

Chú thích và giải nghĩa:

- Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo

- Cầm tù: giam giữ

- Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm

1.4.1. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?

Hướng dẫn trả lời:

Đoạn 1 đã giới thiệu hai nhân vật chính của câu chuyện là chim sơn ca và bông cúc trắng.

Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau:

    a) Với chim sơn ca.

    b) Với bông cức trắng.

Hướng dẫn trả lời:

Chuyện đã xảy ra vào ngày hôm sau:

a) Với chim sơn ca: bị nhốt vào trong lồng.

b) Với bông cúc trắng: bị cắt đi bởi hai cậu bé.

Câu 3. Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

Hướng dẫn trả lời:

Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện vô cùng đau lòng là chim sơn ca bị chết vì khát còn bông hoa cúc trắng bị héo lả đi vì thương xót.

1.4.2. Luyện tập

Câu 1. Giả sử một cậu bé trong câu chuyện trên không muốn bắt chim sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:

a) Cậu đừng bắt chim! Hãy để nó tự do!

b) Không, tớ không bắt chim đâu! Tội nghiệp nó!

c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!

Hướng dẫn trả lời:

Câu trả lời mà em thích là: c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!

Câu 2. Hãy nói 1 - 2 câu thể hiện thái độ đòng tình với ý kiến trên.

Hướng dẫn trả lời:

Em đồng tình với ý kiến trên vì chim là loài động vật tự do nhất trong muôn loài. Chúng có đôi cánh tự do bay lượn trong không trung, Vì thế chúng ta không nên cướp đi quyền tự do của nó.

1.5. Trao đổi - Kể chuyện

Câu 1: Nói và đáp lại lời từ chối các tình huống sau:

a) Bông cúc (truyện Chim sơn ca và bông cúc trắng) thấy sơn ca đói khát, tha thiết nói: “Bạn hãy ăn tôi đi!”. Chim sơn ca sẽ trả lời như thế nào? Bông cúc đáp lại thế nào?

b) Có mấy bạn rủ em trèo lên cây bắt chim non trong tổ chim. Em trả lời thế nào? Các bạn đáp lại thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a) Gợi ý:

- Chim sơn ca: Cậu là bạn của mình mà. Dù đói khát đến bao nhiêu, mình cũng không làm hại bạn đâu.

- Bông cúc: Ôi sơn ca, cậu là một người bạn tuyệt vời!

b) Gợi ý:

- Em: Mình không làm vậy đâu. Vì làm như thế thì chim non sẽ phải xa bố mẹ, tội nghiệp lắm. Rồi chúng mình làm sao nuôi dưỡng nó khỏe mạnh được như bố mẹ chúng chứ. Mình nghĩ là vẫn nên để chim non sống cùng bố mẹ của nó, như vậy mới tốt.

- Các bạn: Cậu nói đúng! Chúng mình sẽ không bắt chim non nữa đâu.

Câu 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện sau:

Con quạ thông minh

Ngụ ngôn Ê-dốp

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

a) Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả như thế nào?

⇒ Con quạ khát nước đi tìm nước vất vả: Quạ bay rất lâu để tìm nước uống nhưng chẳng thấy một giọt nước nào. Mệt quá, nó đậu xuống một tảng đá để nghỉ.

b) Quạ đã tìm thấy nước ở đâu?

⇒ Quạ đã tìm thấy nước trong một cái lọ ở ngay bên tảng đá.

c) Vì sap quạ không thể uống được nước ở đó?

⇒ Quạ không thể uống được nước ớ đó vì dưới đáy lọ có ít nước, cổ lọ lại cao, quạ không sao thò mỏ vào uống được.

d) Quạ đã nghĩ ra kế gì để uống được nước?

⇒ Quạ đã nghĩ ra kế để uống được nước không: Nó lây mỏ gắp từng hòn sói dưới đất bỏ vào lọ sỏi, nước dần dâng lên.

1.6. Bài viết 2

Câu 1. Nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi bức tranh trang 52 mà em thích.

Gợi ý:

- Bạn nhỏ đang làm gì?

- Vẻ mặt bạn thế nào?

- Các con vật trông thế nào?

- Đặt tên cho bức tranh.

Hướng dẫn trả lời:

- Bức tranh 1:

  • Bạn nhỏ đang cho gà ăn.
  • Bạn nhỏ trông rất vui vẻ
  • Các con vật rất vui sướng vì được ăn no
  • Em đặt tên cho bức tranh là “Bữa trưa của đàn gà”

- Bức tranh 2:

  • Bạn nhỏ đang thả chú chim về với tự nhiên (trả lại tự do cho chú chim)
  • Bạn nhỏ trông rất vui vẻ
  • Chú chim rất sung sướng, hạnh phúc vì được về với tự nhiên
  • Em đặt tên cho bức tranh là “Trở về với thiên nhien yêu dấu”

- Bức tranh 3:

  • Bạn nhỏ đang lắng nghe tiếng chim hót trên tán cây
  • Bạn nhỏ lắng nghe rất chăm chú và thích thú
  • Chú chim hót rất mê say, tuyệt vời
  • Em đặt tên cho bức tranh là “Buổi ca nhạc của sơn ca”

Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 - 5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh mà em thích.

Hướng dẫn trả lời:

      Hằng ngày cứ mỗi buổi sáng thức dậy, bạn nhỏ đều không quên cho những chú gà ăn. Khuôn mặt tràn ngập niềm vui mang những hạt thóc cho chú gà vì bạn nhỏ biết rằng chú gà sẽ cho mình những quả trứng thơm ngon. Không chỉ vậy, những gà mẹ còn nở ra những chú gà con vô cùng đáng yêu. Bạn nhỏ yêu đàn gà lắm, không bao giờ quên công việc hàng ngày của mình cả.

Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy thay lời một chú chim nhỏ, viết 4 - 5 câu nhắn nhủ những điều chim muốn nói tới mọi người.

Hướng dẫn trả lời:

- Các loài chim chúng tôi rất có ích.

- Hãy bảo vệ các loài chim (cho chim ăn, vui chơi cùng đàn chim, không bắn chim, không phá tổ chim…)

Câu 2: Làm một con chim theo hướng dẫn dưới đây. Viết (hoặc dán) lời chim muốn nói lên đó.

(1) Vật liệu: bìa giấy hoặc lá dừa, dài khoảng 45 xăng-ti-mét, rộng 5 xăng-ti-mét.

(2) Luồn hai đầu mảnh bìa vào nhau, giống như buộc dây.

(3) Nhìn mẫu (con chim a), dùng kéo tạo thành đầu, mỏ và đuôi chim.

(4) Dùng bút dạ màu hoặc cắt giấy màu tạo thành mắt chim.

(5) Nhìn mẫu (con chim b) cắt thêm đôi cánh, dán hai bên thân chim.

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Bờ tre đón khách, Chim sơn ca và bông cúc trắng.

+ Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cây cối.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF