YOMEDIA
NONE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 27: Ôn tập giữa HK2 SGK Cánh diều


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Ôn tập giữa HK2 do HOC247 biên soạn sẽ giúp các em có thể tìm hiểu nắm vững nội dung kiến thức bài học.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập tiết 1-2

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Hướng dẫn trả lời:

1. Các tác phẩm văn xuôi

Học sinh tự luyện đọc theo từng đoạn (đã được đánh dấu sẵn trong sách giáo khoa):

- Bồ câu tung cánh

- Con chó nhà hàng xóm

- Tiếng vườn

- Cây xanh với con người

- Chiếc rễ đa tròn

- Chim rừng Tây Nguyên

- Chim sơn ca và bông cúc trắng

- Động vật “bế” con thế nào?

- Hươu cao cổ

- Ai cũng có ích

2. Các tác phẩm thơ

Học sinh đọc lại và chọn học thuộc khổ thơ mà mình yêu thích.

- Đàn gà mới nở

- Con trâu đen lông mượt

- Chim én

- Mùa lúa chín

- Bờ tre đón khách

- Sư tử xuất quân

1.2. Ôn tập tiết 3-4

CON VỎI CON VOI

(trích)

Bạn sinh ở Thủ đô
Rừng là gì, chưa biết
Mời bạn đến công viên
Xem voi là hiểu hết.

Rừng là... cây xúm xít
Nên voi mới có vòi
Vướng cành, voi bẻ “rắc”
Trong rừng đi như chơi.

Đường rừng lắm loại gai
Lòng suối nhiều đá sắc
Nên da voi rất dày
Chân đạp gì cũng nát.

Cuối cùng là cái đuôi
Vì ở rừng vắng vẻ
Voi cũng buồn một tí
Có đuôi làm... đồ chơi!

Tai voi là cái quạt
Muỗi rừng nhiều, quạt bay
Rừng cũng còn kẻ ác
Nên ngà voi phải dài!

Nguyễn Hoàng Sơn

Chú thích và giải nghĩa:

- Chửa biết: chưa biết

Câu 1. Đọc các khổ thơ 2, 3, 4 và cho biết:

a) Mỗi khổ thơ nói về những bộ phận nào của con voi?

b) Bộ phận ấy có đặc điểm gì?

c) Theo tác giả, vì sao bộ phận ấy có đặc điểm như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

a) Khổ thơ 2, 3 ,4 nói về các bộ phận sau của con voi: vòi, chân, tai, ngà.

b) - Vòi: dài, to

    - Chân: rất dày

    - Tai: to như cái quạt

    - Ngà: dài

c) Theo tác giả, những bộ phận có đặc điểm như vậy vì rùng cây xúm xít, lắm loại gai, lòng suối nhiều đá sắc, muỗi rừng nhiều và rừng có nhiều kẻ ác.

Câu 2. Đọc khổ thơ 5 và cho biết:

a) Theo tác giả, vì sao con voi lại có đuôi?

b) Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống ai?

c) Em có cách giải thích nào khác không?

Hướng dẫn trả lời:

a) Theo tác giả, con voi có đuôi vì ở rừng rất vắng vẻ, voi có đuôi dài làm đồ chơi.

b) Qua cách giải thích của tác giả, em thấy con voi giống một đứa trẻ đang tự tạo niềm vui cho chính bản thân mình.

c) Theo em con voi có đuôi vì nó giúp con voi có thể kéo thêm các vật nặng khác ngoài vòi hoặc để dọa nạt kẻ thù.

Câu 3. Dựa vào bài thơ, nói 3 - 4 câu tả con voi.

Hướng dẫn trả lời:

Ấn tượng đầu tiên của em khi nhìn thấy con voi là nó mới thật to làm sao. Chú lớn hơn hẳn so với những loài động vật khác. Chiều cao của em chắc chỉ bằng độ dài của chân chú thôi. Từng bộ phận của chú voi giống như mô tả của 5 vị thầy bói trong câu chuyện Thầy bói xem voi. Chú có 4 cái chân to như cái cột đình. Hai cái tai lớn lúc nào cũng phe phẩy như là cái quạt. Cái vòi của chúng thì dài giống như một con đỉa khổng lồ. Hai cái vòi thì dài và sắc nhọn. Cái đuôi thì dài thượt và rất dẻo giống như một chiếc roi mây. Trông con voi có vẻ to lớn là thế nhưng chú lạ vô cùng hiền dịu.

Câu 4. Nghe - viết: Con vỏi con voi (2 khổ thơ đầu)

1.2. Ôn tập tiết 5-6

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

1. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

3. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo Nguyễn Khắc Viện

Chú thích và giải nghĩa:

- Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm

- Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh

- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một

Câu 1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

Hướng dẫn trả lời:

Câu văn cho biết cây đa sống rất lâu là: "Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi."

Câu 2. Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng:

Hướng dẫn trả lời:

Ghép đúng là:

    a- 3              b- 1              c- 2            d- 4

Câu 3. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Hướng dẫn trả lời:

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương như: lúa vàng gợn sóng, cánh đồng, đàn trâu.

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Lúa vàng gợn sóng.

b) Cành cây lớn hơn cột đình.

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu hỏi:

a) Lúa vàng gợn sóng: lúa vàng như thế nào?

b) Cành cây lớn hơn cột đình: cành cây như thế nào?

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát: đám trẻ như thế nào?

Câu 5. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a) Nói về cây đa trong bài đọc trên.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

a) Nói về cây đa trong bài học trên: Cây đa đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương: Tôi yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.

1.4. Ôn tập tiết 7-8

Câu 1. Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

BÁC SÓC ĐÃNG TRÍ

365 chuyện kể mỗi ngày

Gợi ý:

a) Bác sóc hay quên như thế nào?

b) Ai khuyên bác sóc nên ghi việc đã làm vào sổ và tặng bác một quyển sổ?

c) Bác sóc đã làm theo lời khuyên đó như thế nào?

d) Vì sao quyển sổ ấy vẫn không giúp được bác sóc?

Câu 2. Em cần đặt dấu chấm vào những chỗ nào để ngắt đoạn văn sau thành 3 câu? Chữ đầu câu cần viết thế nào?

Con mèo rơi từ gác cao đến đâu cũng đặt được cả bốn chân xuống trước con chó chỉ đánh hơi cũng biết người lạ, người quen chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường, vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

Theo Tô Hoài

Hướng dẫn trả lời:

Con mèo rơi từ gác cao đến đâu cũng đặt được cả bốn chân xuống trước. Con chó chỉ cần đánh hơi cũng biết người xa lạ, người quen. Chim bồ câu dù thả xa nhà hàng chục ngày đường, vẫn bay được về đúng cái tổ có hai lỗ cửa tròn treo lưng cau nhà mình.

1.5. Ôn tập tiết 9-10

A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP

Lũy tre

Mỗi sớm mai thức dậy,
Luỹ tre xanh rì rào,
Ngọn tre cong gọng vó
Kéo Mặt Trời lên cao.

Những trưa đồng đầy nắng,
Trâu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
Chợt về đầy tiếng chim.

Mặt Trời xuống núi ngủ
Tre nâng vầng trăng lên
Sao, sao treo đầy cành
Suốt đêm dài thắp sáng.

Bỗng gà lên tiếng gáy
Xôn xao ngoài luỹ tre
Đêm chuyển dần về sáng
Mầm măng đợi nắng về.

Nguyễn Công Dương

Chú thích và giải nghĩa:

- Rì rào: những âm thanh êm nhẹ, phát ra đều đều, liên tiếp

- Gọng vó: khung của chiếc vó (một dụng cụ đánh bắt tôm, cá)

- Bần thần: nét mặt biểu hiện sự mệt mỏi hoặc đang băn khoăn, lo nghĩ

Câu 1: Mỗi khổ thơ tả lũy tre vào buổi nào trong ngày? Nối đúng:

Hướng dẫn trả lời:

a- 2: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi sáng

 b- 1: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi trưa

 c- 4: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi tối

 d- 3: Khổ thơ 1 tả lũy tre vào buổi rạng sáng.

Câu 2: Đánh dấu vào ô trống trước câu trả lời đúng:

a) Dòng thơ nào gợi tả một buổi sáng trời có gió?

∎ Mỗi sớm mai thức dậy

∎ Lũy tre xanh rì rào

∎ Ngọn tre cong gọng vó

∎ Kéo Mặt Trời lên cao

b) Dòng thơ nào gợi tả một buổi trưa trời lặng gió?

∎ Những trưa đồng đầy nắng

∎ Trâu nằm nhai bóng râm

∎ Tre bần thần nhớ gió

∎ Chợt về đầy tiếng chim

c) Em hiểu nội dung bài thơ thế nào?

∎ Bài thơ chỉ tả lũy tre.

∎ Bài thơ chỉ tả cảnh vật ở nông thôn.

∎ Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.

Hướng dẫn trả lời:

a) Lũy tre xanh rì rào

b) Tre bần thần nhớ gió

c) Bài thơ nói lên tình yêu với lũy tre, với quê hương.

Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Lũy tre xanh rì rào trước gió.

b) Trâu nằm nghỉ dưới bóng tre.

c) Sao đêm như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre.

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu hỏi:

a) Lũy tre xanh như thế nào?

b) Trâu làm gì?

c) Ai như những ngọn đèn thắp sáng trên cành tre?

Câu 4: Đặt 2 câu tả lũy tre:

a) Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?

b) Một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu tả:

a) Mỗi buổi sớm mai, lũy tre xanh lại rì rào nói chuyện.

b) Chú trâu nằm dưới lũy tre xanh mát mỗi trưa hè oi ả.

B. VIẾT

Câu 1: Nghe - viết:

Hoa đào, hoa mai

Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió.

Hoa đào thắm đỏ
Hoa mai dắt vàng
Thoắt mùa xuân sang
Thi nhau rộ nở…

Mùa xuân hội tụ
Niềm vui nụ, chồi
Đào, mai nở rộ
Đẹp hai phương trời

Lệ Bình

Câu 2: Hãy viết 4 - 5 câu về một đồ vật, đồ chơi em yêu thích.

Gợi ý:

- Đó là đồ vật, đồ chơi gì (cặp sách, bàn học, gối bông hình con vật; đồ chơi hình con vật bằng bông hoặc bằng nhựa, lá, gỗ…)?

- Đặc điểm (hoặc tác dụng) của đồ vật, đồ chơi đó.

- Tình cảm của em với đồ vật, đồ chơi đó.

Hướng dẫn trả lời:

Em được mẹ tặng một con búp bê vào dịp sinh nhật. Nó có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười.Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Em rất yêu thich con búp bê này.

Luyện tập

Qua bài học này sẽ giúp các em học sinh ôn luyện lại các nội dung đã được học trong chương trình Tiếng Việt 2 học kì 2 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF