Bài học về các dạng đề cơ bản sẽ giúp các em nắm vững được cách làm các dạng đề về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về một nhân vật văn học từ việc tìm hiểu để, phân tích, đánh giá vấn đề nghị luận đến việc viết hoàn chỉnh một bài văn.
-
Video trong Playlist
-
Nội dung
-
Bài 3: Dạng phân tích để chứng minh ý kiến nhận định
Dạng đề phân tích để chứng minh ý kiến nhận định được đánh giá là một dạng đề văn chiếm một số điểm cao trong bài thi THPT Quốc gia. Với bài học này, các em sẽ nắm được kĩ năng làm bài về dạng phân tích để chứng minh ý kiến nhận định. Bài học này bao gồm các phần cơ bản: kĩ năng làm bài và phần vận dụng lí thuyết thông qua hai đề bài cụ thể.00:33:11 987 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 4: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề cơ bản - Bài số 1
Ở bài học trước, các em đã học được cách làm một bài văn chứng minh về một ý kiến, nhận định. Ở bài học này, các em sẽ được thực hành viết bài về dạng văn này với các đề văn cụ thể cảm nhận về đoạn thơ: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.01:45:09 1514 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 5: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề so sánh - Bài số 1
Với dạng bài văn so sánh, ở bài học này, các em sẽ được hướng dẫn cách viết bài văn nghị luận so sánh hai đoạn văn "Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài...nỗi niềm cổ tích tuổi xưa" (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) và "Phải nhiều thế kỉ qua đi...bát ngát tiếng gà" (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường).01:48:35 1629 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 6: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng chứng minh/phân tích nhận định - Bài số 1
Ở bài học này, các em sẽ được thực hành viết bài văn về dạng chứng minh/ phân tích nhận định. Cụ thể ở bài học này, các em sẽ tiến hành tìm hiểu, phân tích về nhận định nhân vật Tnú trong đoạn trích Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành thông qua nhận định: "Nhân vật Tnú là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên Việt Nam trong thời kì chống Mĩ".01:10:26 1257 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 7: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề cơ bản - Bài số 2
Ở bài viết số 2 này, các em sẽ tiến hành phân tích đề Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Với đề bài này, các em có thể dùng nó để xử lí các dạng đề liên quan khác như: Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân, Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm giải cứu A Phủ...02:25:57 2645 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 8: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề so sánh - Bài số 2
Ở bài học trước, các em đã được học dạng đề so sánh hai đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông. Ở bài học này, các em sẽ tiếp tục được học dạng đề so sánh hai đoạn thơ trong hai tác phẩm khác nhau. Cụ thể, ở bài số 2 này, các em sẽ tiến hành phân tích, so sánh hai đoạn thơ trong bài thơ Tây tiến của nhà thơ Quang Dũng và bài Đất nước trích trong Trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.01:16:41 1400 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 9: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng chứng minh/phân tích nhận định - Bài số 2
Với đề bài Có ý kiến cho rằng: "Hình tượng con sông Đà trong bài tùy bút Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện phong cách tài hoa uyên bác mà còn khằng định lòng yêu nước sâu sắc của tác giả", các em sẽ nắm được cách tiến hành phân tích qua các bước như khái quát chung về tác giả, tác phẩm, chứng minh nhận định,...01:01:28 1097 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 10: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề cơ bản - Bài số 3
Ở đề bài số 3 này, các em sẽ được hướng dẫn cách phân tích đề Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Với dạng đề văn này, các em có thể tiến hành phân tích, khai thác theo các hướng khác nhau như thân phận bất hạn của người phụ nữ, tấm lòng của một người mẹ...01:23:23 1369 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 11: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng đề so sánh - Bài số 3
Với đề nghị luận văn học ở dạng so sánh, các em sẽ tiếp tục đi tìm hiểu và phân tích hai nhân vật trong hai tác phẩm khác nhau. Cụ thể, ở bài viết số 3 này, các em sẽ tiến hành tìm hiểu đề bài Phân tích và so sánh hai nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài và nhân vật Tnú trong Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành.00:58:38 1036 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 12: Hướng dẫn làm bài NLVH dạng chứng minh/phân tích nhận định - Bài số 3
Bài học này sẽ giúp các em xử lí dạng bài dùng một nhận định để làm rõ một nhận định khác. Cụ thể, thông qua việc phân tích hình tượng sông Hương ở phương diện tự nhiên, chứng minh nhận định: Có ý kiến cho rằng Tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã thể hiện rõ phong cách tài hoa uyên bác và giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường.01:06:43 1313 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
Chuyên đề được chia làm hai phần. Phần thứ nhất, các em sẽ được tìm hiểu các dạng đề cơ bản và dạng đề khó thường ra trong phần nghị luận văn học. Sau đó, các em sẽ được hướng dẫn rèn luyện theo từng dạng đề. Phần này cũng đưa ra rất nhiều đề thi ở các năm trước và giáo viên sẽ giúp các em lập dàn ý chi tiết, viết hoàn chỉnh thành một bài văn. Có thể nói đây là chuyên đề rất hữu ích cho tất cả các bạn học sinh để lấy lại vững vàng kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận văn học.