Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 390625
Trong các câu sau, câu nào cho một định lý
- A. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia.
- B. Đường thẳng nào vuông góc với một trong hai đường thẳng cắt nhau thì song song với đường thẳng kia.
- C. Nếu hai đường thẳng và cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song.
- D. Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 390626
Chọn câu đúng:
- A. Giả thiết của định lý là điều cho biết
- B. Kết luận của định lý là điều được suy ra
- C. Người ta dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận của định lý
- D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 390627
Giả thiết của định lý: “Hai góc cùng bù với một góc thứ ba thì bằng nhau”.
- A. \(\widehat A\; + \;\widehat O\; = \;{180^0};\;\widehat B\; + \;\widehat O\; = \;{180^0}\)
- B. \(\widehat A\; + \;\widehat O\; = \;{90^0};\;\widehat B\; + \;\widehat O\; = \;{90^0}\)
- C. \(\widehat A\; + \;\widehat O\; = \;{180^0};\;\widehat B\; + \;\widehat O\; = \;{90^0}\)
- D. \(\widehat A\; + \;\widehat O\; = \;{90^0};\;\widehat B\; + \;\widehat O\; = \;{180^0}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 390629
Cho các định lý sau, có bao nhiêu định lý đúng
1. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
2. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
3. Nếu M là trung điểm của AB thì MA = MB
4. Nếu có MA = MB thì M là trung điểm của AB
5. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau
6. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 6
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 390630
Chứng minh định lý là:
- A. Dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận
- B. Dùng hình vẽ để từ giả thiết suy ra kết luận
- C. Dùng đo đạc thực tế để từ giả thiết suy ra kết luận
- D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 390631
Cho định lý: “Nếu hai đường thẳng song song cắt đường thẳng thứ ba thì hai góc đồng vị bằng nhau” (xem hình vẽ dưới đây). Giả thiết của định lý là:
- A. \(a\;//\;b;\;a \bot c\)
- B. \(a//b;\;a \cap c\; = \;\left\{ A \right\};\;b \cap c\; = \;\left\{ B \right\}\)
- C. \(a\;//\;b;\;a//\;c\)
- D. \(a // b\),c bất kì
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 390633
Chọn định lý: “Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông” (hình vẽ). Giả thiết, kết luận của định lý là:
- A. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD, OE là phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OE ⊥ OF
- B. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD, OE là phân giác góc BOF, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OE ⊥ OA
- C. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD, OE là phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOE. Kết luận: OE ⊥ OF
- D. Giả thiết: Cho góc bẹt AOB và tia OD, OE là phân giác góc BOD, OF là phân giác góc AOD. Kết luận: OB ⊥ OF
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 390635
Phần giả thiết: \(c \cap a\; = \;\left\{ A \right\};\;c \cap b = \left\{ B \right\};\;\widehat {{A_1}}\; + \;\widehat {{B_2}}\; = \;{180^0}\) (tham khảo hình vẽ) là của định lý nào dưới đây:
- A. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc ngoài cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
- B. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc so le trong bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
- C. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
- D. Nếu hai đường thẳng cắt một đường thẳng thứ ba tạo thành hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó song song.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 390636
Khi chứng minh định lý, người ta cần:
- A. Chứng minh định lý đó đúng trong một trường hợp cụ thể của giả thiết
- B. Chứng minh định lý đó đúng trong hai trường hợp cụ thể của giả thiết
- C. Chứng minh định lý đó đúng trong mọi trường hợp có thể xảy ra của giả thiết
- D. Chứng minh định lý đó đúng trong vài trường hợp cụ thể của giả thiết
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 390638
Phát biểu định lý sau bằng lời:
- A. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt thì chúng song song với nhau.
- B. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- C. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng cắt nhau.
- D. Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc với nhau.