Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 464807
Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo cho pháp luật được tất cả mọi người thi hành và tuân thủ vào thực tế đời sống?
- A. Công dân.
- B. Xã hội.
- C. Tổ chức.
- D. Nhà nước.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 464812
Pháp luật được Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng cách nào?
- A. Ý chí của Nhà nước.
- B. Quyền lực Nhà nước.
- C. Ý thức tự giác của công dân.
- D. Dư luận xã hội.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 464818
Ý nào dưới đây không phải là những đặc trưng cơ bản của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính thuyết phục.
- D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 464820
Đâu là đặc trưng làm nên giá trị công bằng và bình đẳng của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 464823
Đặc trưng nào là đặc điểm cơ bản để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm đạo đức?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
- D. Tính giáo dục, thuyết phục.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 464827
Trên đường đến cơ quan bằng xe ô tô, do mãi sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh X đã va chạm với xe đạp điện do chị Z là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Z bị thương. Anh X định bỏ đi nhưng anh M là người chứng kiến đã giữ lại, hai bên xảy ra xô xát, anh M đánh anh X khiến anh bị chấn thương sọ não phải nhập viện khẩn cấp. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
- A. Anh X, chị Z và anh M.
- B. Anh X và anh M.
- C. Anh M và chị Z.
- D. Anh X và chị Z.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 464828
Bà H lấn chiếm vỉa hè để bán hàng và gây cản trở cho người đi bộ. Khi bị nhắc nhở và xử phạt bà đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một chiến sĩ công an bị thương nặng. Hành vi của bà H sẽ bị xử lí như thế nào?
- A. Dân sự và hành chính.
- B. Hành chính và hình sự.
- C. Kỉ luật và hình sự.
- D. Dân sự và hình sự.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 464830
Anh X phát hiện ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để đợt hàng nhập khẩu của công ty Y được giải quyết nhanh, không phải làm nhiều thủ tục nên đã tống tiền A. Chị Z là bạn của anh X khi biết chuyện đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này, ai không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
- A. Chị Z.
- B. Anh X.
- C. Ông A.
- D. Anh B.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 464832
Hành vi xâm phạm các mối quan hệ lao động công vụ nhà nước,... được pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ là gì?
- A. Vi phạm hình sự.
- B. Vi phạm dân sự.
- C. Vi phạm hành chính.
- D. Vi phạm kỉ luật.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 464833
Theo em, người vi phạm kỉ luật không phải chịu hình thức kỉ luật nào?
- A. Cảnh cáo.
- B. Phê bình.
- C. Khiển trách.
- D. Buộc thôi việc.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 464837
Việc đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của những đối tượng nào?
- A. Tất cả mọi công dân.
- B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
- C. Nhà nước và công dân.
- D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 464840
Trong cùng điều kiện, công dân sẽ được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc vào điều kiện nào?
- A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
- B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
- C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
- D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 464844
Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và pháp luật quy định là điều kiện như thế nào để công dân sử dụng các quyền của mình?
- A. Quan trọng.
- B. Cần thiết.
- C. Tất yếu.
- D. Cơ bản.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 464846
Tình huống nào sau đây là vi phạm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?
- A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
- B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
- C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
- D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 464850
Nhận định nào sau đây không thuộc quan hệ bình đẳng trong hôn nhân, gia đình?
- A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
- B. Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
- C. Bình đẳng giữa chú bác và cháu.
- D. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 464852
Ý nào dưới đây là vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong quá trình lao động?
- A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
- B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
- C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
- D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 464854
Doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong quá trình kinh doanh?
- A. Nộp thuế.
- B. Chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
- C. Tự chủ đăng kí kinh doanh.
- D. Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 464857
Ý nào dưới đây là thể hiện mối quan hệ nhân thân giữa vợ chồng?
- A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- B. Vợ, chồng cùng đứng tên sở hữu chiếc ô tô hạng sang.
- C. Chồng đứng tên một mình trong sổ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
- D. Chồng được thừa kế riêng một mảnh đất do cha mẹ để lại.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 464860
Mỗi lần con cái bị ốm, 2 vợ chồng anh Y luôn thay nhau thức cả đêm để chăm sóc con. Vợ chồng anh Y đã thể hiện bình đẳng trong quan hệ nào?
- A. Với con.
- B. Tài sản.
- C. Tình cảm.
- D. Nhân thân.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 464864
Do mê cờ bạc, anh Z đã mang sổ đỏ của gia đình đi cầm để lấy tiền cá độ bóng đá mà vợ của anh không hề biết. Anh Z đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào?
- A. Kinh tế.
- B. Nhân thân.
- C. Tài sản.
- D. Tiền bạc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 464869
Việc làm nào sau đây của doanh nghiệp là đúng với nghĩa vụ trong kinh doanh?
- A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.
- B. Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- C. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.
- D. Chỉnh sửa sổ sách kế toán để phải đóng mức thuế thấp hơn so với thực tế.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 464874
Cửa hàng tạp hóa của anh A được cấp giấy phép kinh doanh đường, sữa, bánh kẹo. Nhận thấy nhu cầu về thức ăn nhanh trên thị trường tăng cao, anh đã đăng kí bán thêm mặt hàng này. Anh A đã thực hiện nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
- A. Tự do tuyển dụng chuyên gia.
- B. Tích cực nhập khẩu nguyên liệu.
- C. Thay đổi loại hình doanh nghiệp.
- D. Chủ động mở rộng quy mô.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 464877
Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là gì?
- A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
- B. Các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
- C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
- D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 464880
Pháp luật nước ta yêu cầu tất cả đồng bào theo đạo và các chức sắc, tôn giáo không thực hiện trách nhiệm nào?
- A. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
- B. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước.
- C. Kích động tín đồ chống phá Nhà nước.
- D. Sống tốt đời, đẹp đạo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 464884
Nhà nước ta luôn quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đây là việc làm là thể hiện điều gì dưới đây?
- A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
- B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
- D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 464887
Các dân tộc đã làm gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về lĩnh vực văn hóa?
- A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.
- B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.
- C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.
- D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 464891
Tình huống nào dưới đây là vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
- A. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự.
- B. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo
- C. Tổ chức các lớp học giáo lí cho người theo đạo.
- D. Hàng tháng đi lễ chùa đều đặn vào các ngày mùng một và rằm.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 464897
Khi biết con mình (là chị Y) có tình cảm yêu đương với anh B, mẹ chị Y đã kiên quyết phản đối. Vì gia đình anh B theo tôn giáo còn gia đình chị Y thì không, sợ sau này chị Y sẽ khổ. Hành vi của mẹ chị Y đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các:
- A. Gia đình.
- B. Tôn giáo.
- C. Dân tộc.
- D. Công dân.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 464900
Việc làm nào sau đây là không thể hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
- A. Trực tiếp phát biểu ý kiến tại các cuộc họp ở cơ quan.
- B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về chính sách của Nhà nước.
- C. Đóng góp ý kiến với đại biểu Hội đồng nhân dân trong cuộc đại biểu tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
- D. Nói chuyện riêng trong giờ học khi cô giáo đang giảng bài.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 464905
Hành vi nào dưới đây là không thể hiện đúng với trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quyền tự do cơ bản?
- A. Tự giác tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
- B. Không ngừng học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
- C. Không tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
- D. Tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyền bắt người, khám xét trong trường hợp pháp luật cho phép.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 464911
Để cạnh tranh trong kinh doanh, chị B đã thuê người phát tán những hình ảnh sai sự thật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chị H (chủ cửa hàng bên cạnh). Phát hiện sự việc, chị H đã sỉ nhục chị B trước đông đảo khách hàng. Chị B và chị H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Được bảo mật thông tin liên ngành.
- C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 464916
Bác đưa thư đến gửi bưu phẩm cho chị A, nhưng chị đi vắng, nên B là em gái ở nhà đã nhận giúp. B định mở ra xem bên trong có gì. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?
- A. Không quan tâm vì đây không phải việc của mình.
- B. Khuyên B nên dừng lại vì làm như vậy là vi phạm pháp luật.
- C. Im lặng, vì B là người của chị A nên không sao.
- D. Cùng B kiểm tra xem bên trong có gì.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 464920
P mượn sách của H đã lâu mà vẫn chưa trả lại. Khi cần dùng sách, H đến tìm nhưng P lại không có nhà. Mẹ P bảo H cứ vào phòng tìm nhưng H bảo để tối P về sẽ quay lại. H đã tôn trọng quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền bí mật riêng tư của công dân.
- B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản.
- D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 464925
Khi phát hiện hành vi phạm tội, công dân thì cần làm gì?
- A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
- B. Coi như không biết.
- C. Che giấu tội phạm.
- D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 464927
Trong cuộc họp tổng kết cuối năm của xã A, kế toán B đã từ chối công khai việc thu chi ngân sách nên bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Chủ tịch xã và ông V.
- B. Chủ tịch xã và người dân xã A.
- C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.
- D. Người dân xã A và ông V.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 464928
Nhận định nào sau đây không thuộc quyền tự do học tập của công dân?
- A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- B. Công dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.
- C. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
- D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 464929
Nhận định nào dưới đây không thuộc quyền tự do sáng tạo?
- A. Quyền tác giả.
- B. Quyền sở hữu công nghiệp.
- C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
- D. Quyền học tập suốt đời.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 464930
Người có tài năng sẽ được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc là thể hiện quyền nào dưới đây?
- A. Quyền sáng tạo.
- B. Quyền dân chủ.
- C. Quyền học tập.
- D. Quyền được phát triển.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 464931
Ông X đi biển và bắt được một con rùa thuộc danh mục động vật quý hiếm bị Nhà nước cấm mua bán. Nhưng ông vẫn quyết định rao bán với giá cao. Hành vi này của ông X vi phạm pháp luật về điều gì?
- A. Phòng chống tệ nạn xã hội.
- B. Chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- C. Phát triển bền vững môi trường.
- D. Bảo vệ môi trường.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 464935
Những người kinh doanh không phải thực hiện các nghĩa vụ nào?
- A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.
- B. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- D. Công khai thu nhập trên phương tiện thông tin đại chúng.