Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 213033
Trong cấu tạo siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, mức xoắn hai là gì?
- A. nucleoxom
- B. sợi cơ bản
- C. sợi nhiễm sắc
- D. ống siêu xoắn
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 213035
Cơ chế nào sau đây không thuộc cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào?
- A. nguyên phân
- B. giảm phân
- C. phiên mã
- D. thụ tinh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 213040
Một gen có A = 600. Khi gen phiên mã m«i trêng cung cấp 1200 U; 600 A ; 2700 G, X. Số liên kết hidro trong gen là:
- A. 3600
- B. 3900
- C. 5100
- D. 4080
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 213041
Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ
- A. 99%
- B. 49,5%
- C. 40%
- D. 80%
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 213046
Hóa chất 5- BU thường gây đột biến nào sau đây?
- A. số lượng NST
- B. gen, thay thế 1 cặp (G,X)= 1 cặp (A,T)
- C. cấu trúc NST
- D. gen, thay thế 1 cặp (A,T)= 1 cặp (G,X)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 213048
Tế bào sinh dục chín thể tứ bội có kiểu sắp xếp NST AAaa giảm phân bình thường cho tỉ lệ giao tử Aa có tỉ lệ
- A. 50%
- B. 25%
- C. 67%
- D. 100%
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 213052
Một bộ ba trên tARN gọi là gì?
- A. codon
- B. anticodon
- C. axit amin
- D. trilet
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 213053
Căn cứ vào đặc điểm nào của mã di truyền mà có thể tính được số bộ ba = số Nu 1 mạch : 3?
- A. tính thoái hóa
- B. là mã bộ ba đọc liên tục theo 1 chiều xác định
- C. tính đặc hiệu
- D. là mã bộ ba đọc liên tục không chồng gối lên nhau
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 213058
Tế bào có kiểu sắp xếp nhiễm sắc thể AaBBDdEe, trong nguyên phân rối loạn sự phân li của cặp nhiễm sắc thể có kí hiệu BB sẽ không tạo ra
- A. thể ba kép
- B. thể bốn
- C. thể ba
- D. thể một
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 213061
Sự giống nhau giữa hai quá trình nhân đôi và sao mã là:
- A. Đều có sự xúc tác của enzim ADN – pôlimeraza.
- B. Đều có sự xúc tác của enzim ARN – pôlimeraza
- C. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN
- D. Trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 213064
Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên các thể như thế nào?
- A. thể tam bội
- B. thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm
- C. thể tứ bội hoặc thể song nhị bội
- D. thể ba nhiễm kép hoặc thể bốn nhiễm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 213065
Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là:
- A. 24
- B. 12
- C. 66
- D. 25
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 213069
Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
- A. ATX, TAG, GXA, GAA
- B. AAG, GTT, TXX, XAA
- C. TAG, GAA, ATA, ATG
- D. AAA, XXA, TAA, TXX
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 213074
Trên một phân tử mARN có hiệu số giữa các loại ribonucleotit như sau: A-U=450, X-U=300. Trên mạch khuôn của nó có T - X = 20% số nuclêôtit của mạch. Biết gen tổng hợp ra mARN dài 6120 Angstron. Số lượng nuclêôtit loại A của mARN là:
- A. 540
- B. 240
- C. 690
- D. 330
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 213076
Khi nói về nhiễm sắc thể ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Thành phần hóa học chủ yếu của nhiễm sắc thể là ARN và prôtêin
- B. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể
- C. Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là nuclêôxôm
- D. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 213079
Nếu trình tự nucleotide của mạch gốc của ADN là 5'-ATGXGGATTTAA-3 trình tự mạch bổ sung sẽ như thế nào?
- A. 5'-TAXGXXTAAATT-3'
- B. 5'-TTAAATXXGXAT-3'
- C. 3'-TTAAATXXGXAT-5'
- D. 5'-AUGXGGATTTAA-3
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 213080
Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có số lượng NST là:
- A. 34
- B. 38
- C. 68
- D. 36
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 213083
Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ
- A. 1/100
- B. 23/100
- C. 23/99
- D. 3/32
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 213086
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có ba alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
- A. 108
- B. 2016
- C. 1080
- D. 360
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 213088
Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 4% số tế bào bị rối loạn phân li trong giảm phân II ở cặp gen Bb ở một tế bào, giảm phân I diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ:
- A. 8%
- B. 2%
- C. 4%
- D. 11,75%.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 213091
Có bao nhiêu nhận định không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực ?
(1). Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
(2). Dịch mã là quá trình tổng hợp protein. Quá trình này chia thành 3 giai đoạn: mở đầu chuỗi, kéo dài chuỗi và kết thúc chuỗi.
(3). Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
(4). Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên m ARN theo nguyên tắc bổ sung.
(5). Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ --> 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN.
(6). Tiểu phần bé của Riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Vị trí này nằm tại codon mở đầu
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 1
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 213094
Có bao nhiêu nhận định đúng khi quan sát một giai đoạn (kỳ) trong chu kì phân bào ở hình vẽdưới đây?
(1) Đây là kỳ đầu của nguyên phân I vì: Các cặp NST đã nhân đôi.
(2) Đây là quá trình giảm phân của tế bào sinh dục sơ khai.
(3) Đây là kỳ giữa của giảm phân I vì 4 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng.
(4) Đây là kì cuối của giảm phân I vì trong tế bào NST tồn tại ở trạng thái kép.
(5) Đây là một bằng chứng cho thấy có trao đổi chéo giữa các crômatit trong các cặp NST kép tương đồng
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 213097
Ở cà chua, alen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng, alen B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết hai cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết cây thuần chủng ở F1 chiếm tỉ lệ:
- A. 1/72
- B. 17/72
- C. 10/36
- D. 5/36
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 213102
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây quả đỏ thuần chủng với cây quả vàng thuần chủng (P), thu được các hợp tử. Dùng cônsixin xử lí các hợp tử, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho một cây F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm 175 cây quả đỏ và 5 cây quả vàng. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kiểu gen?
- A. 4
- B. 3
- C. 5
- D. 2
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 213107
Trong một quần thể ngẫu phối xét 2 gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen thứ nhất có 3 alen (a1 = a2 > a3 ), gen thứ hai có 4 alen (b1 > b2> b3> b4 ). Trong quần thể tối đa có bao nhiêu kiểu hình khác nhau?
- A. 6
- B. 8
- C. 16
- D. 32
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 213108
Khẳng định nào sau đây không đúng về đột biến
- A. Đột biến giao tử chỉ truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính
- B. Đột biến tiền phôi có thể truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính
- C. Đột biến xoma chỉ truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản vô tính
- D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân không thể truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản hữu tính
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 213115
Ở gà, gen B (trội) qui định sự hình thành sắc tố của lông, gen lặn (b) không có khả năng này; gen A (trội) không qui định sự hình thành sắc tố của lông nhưng có tác dụng át chế hoạt động của gen B, gen a (lặn) không có khả năng át chế. Lai gà lông trắng với nhau F1 được toàn lông trắng, F2 tỉ lệ phân li như thế nào?
- A. 9 gà lông trắng : 7gà lông nâu
- B. 9 gà lông trắng : 6 gà lông đốm : 1 gà lông nâu
- C. 13 gà lông trắng : 3 gà lông nâu
- D. 15 gà lông trắng : 1 gà lông nâu
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 213119
Cơ quan tương đồng là những cơ quan như thế nào?
- A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự
- B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
-
C.
Cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau
-
D.
Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 213120
Phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là
- A. aabbddHH x AabbDDhh
- B. AABBddhh x aaBBDDHH
- C. AABbddhh x AAbbddHH
- D. aabbDDHH x AABBddhh
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 213124
Ở thể đột biến của một loài thực vật, sau khi 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra số tế bào có tất cả 208 NST.Trả lời phương án sai
- A. Bộ NST 2n của loài có thể là 12 nếu thể lêch bội là 2n + 1 = 13
- B. Bộ NST 2n của loài có thể là 14 nếu thể lêch bội là 2n - 1 = 13
- C. Nếu ĐB ở dạng 2n-1 (14-1) thì có 7 dạng giao tử thừa 1NST
- D. Nếu ĐB ở dạng 2n+1 (12+1) thì có 6 dạng giao tử thừa 1NST
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 213127
Tế bào sinh giao tử chứa cặp NST tương đồng mang cặp gen dị hợp. Gen trội có 420 Ađênin và 380 Guanin, gen lặn có 550 Ađênin và 250 Guanin. Nếu tế bào trên giảm phân bị đột biến lệch bội liên quan đến cặp nhiễm sắc thể đã cho thì số lượng từng loại nuclêôtit trong loại giao tử thừa NST là:
- A. A = T = 970, G = X = 630
- B. A = T = 420, G = X = 360
- C. A = T = 550, G = X = 250
- D. A = T = 970, G = X = 360
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 213130
Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ P có 100% kiểu hình hoa màu hồng có kiểu gen Aa. Vậy tỉ lệ hoa màu đỏ : hoa màu hồng : hoa màu trắng ở thế hệ F2 là:
- A. 0,125 : 0,75 : 0,125
- B. 0,375 : 0,25 : 0,375
- C. 0,4375 : 0,125 : 0,4375
- D. 0, 25 : 0,50 : 0, 25
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 213134
Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là gì?
- A. Những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
- B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ, theo những hướng không xác định và được di truyền
- C. Biến dị không di truyền
- D. Biến dị đột biến
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 213138
Ở một loài côn trùng, A quy định lông đen, a quy định lông xám, gen nằm trên NST thường. Kiểu gen Aa ở giới đực quy định lông đen, ở giới cái quy định lông xám. Cho con đực lông xám giao phối với con cái lông đen được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2. Trong số các con cái F2, cá thể lông xám chiếm tỉ lệ
- A. 37,5%
- B. 50%
- C. 25%
- D. 75%
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 213140
Cho P: ♂ AaBb x ♀ AaBB. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử của cơ thể đực có 1 số cặp NST mang Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Cơ thể cái có 1 số cặp BB không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường. Quá trình giao phối sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen đột biến?
- A. 36
- B. 16
- C. 12
- D. 42
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 213144
Một loài cây hoa đơn tính khác gốc, cây đực có kiểu gen XY, cây cái có kiểu gen XX. Qua thụ phấn, một hạt phấn đã nảy mầm và xảy ra thụ tinh kép. Kiểu gen của tế bào phôi và nội nhũ sẽ như thế nào?
- A. Phôi XX và nội nhũ XXY hoặc phôi XY và nội nhũ XXY
- B. Phôi XX và nội nhũ XXX hoặc phôi XY và nội nhũ XXY
- C. Phôi XY và nội nhũ XYY hoặc phôi XXY và nội nhũ XXY
- D. Phôi XX và nội nhũ XX hoặc phôi XY và nội nhũ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 213146
Đột biến dạng nào sau gây hậu quả lớn nhất
- A. Mất một cặp Nu ở bộ ba mã hóa thứ 2 tính từ cuối gen
- B. Thay thế một cặp Nu ở bộ ba thứ 4 tính từ đầu gen
- C. Mất 3 cặp Nu liên tiếp ở gần đầu gen
- D. Mất 3 cặp Nu ở 3 bộ ba: thứ 3, thứ 7, thứ 13 tính từ đầu gen
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 213149
Phát biểu nào sau đây là không đúng về chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái?
- A. Chu trình sinh địa hóa trong hệ sinh thái là sự trao đổi liên tục của các nguyên tố hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật , duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
- B. Chu trình sinh địa hóa là sự tuần hoàn vật chất giữa cơ thể sinh vật và môi trường, nhưng những chất tham gia vào chu trình lắng đọng phần lớn chúng tách khỏi chu trình gây thất thoát lớn
-
C.
Chu trình sinh địa hóa xảy ra theo con đường từ môi trường bên ngoài vào cơ thể sinh vật thông qua các bậc di dưỡng mà không có chiều ngược lại
- D. Các chu trình sinh địa hóa được chia thành 2 nhóm: chu trình các chất khí và chu trình các chất lắng đọng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 213152
Tính trạng bạch tạng ở người là tính trạng lặn (do alen a qui định ). Nếu bố và mẹ đều dị hợp tử, họ sinh ra được 4 người con thì khả năng họ có 2 người con bình thường, 2 người con bị bạch tạng với xác suất là:
- A. 0,74
- B. 0,0352
- C. 0,0074
- D. 0,00034
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 213156
Một gen có 500 ađênin, 1000 guanin. Sau đột biến, gen có 4001 liên kết hiđrô nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến
- A. Mất 1 cặp nuclêôtit
- B. Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
- C. Thêm 1 cặp nuclêôtit
- D. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X