Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 99601
Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào dưới đây?
-
A.
Lò vi sóng.
- B. Lò sưởi điện.
-
C.
Hồ quang điện.
- D. Màn hình vô tuyến.
-
A.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 99604
Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng con lắc đơn, ta không cần dùng tới vật hoặc dụng cụ nào nêu dưới đây?
- A. Giá đỡ và dây treo.
- B. Vật nặng có kích thước nhỏ.
- C. Cân chính xác.
- D. Đồng hồ và thước đo độ dài.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 99633
Hiện tượng quang điện là hiện tượng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi
- A. có va chạm đàn hồi với kim loại.
- B. kim loại bị nung nóng.
- C. kim loại bị bức xạ nhiệt.
- D. có ánh sáng thích hợp chiếu vào kim loại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 99635
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Sóng siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz.
- B. Sóng hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.
- C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2.
- D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 99637
Gọi tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c. Mạch dao động lý tưởng LC có thể phát ra sóng vô tuyến truyền trong không khí với bước sóng là
-
A.
\(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \)
- B. \(\lambda = 2\pi c\sqrt {\frac{L}{{{C^2}}}} \)
- C. \(\lambda = 2\pi c\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
- D. \(\lambda = 2\pi c\sqrt {\frac{C}{L}} \)
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 99646
Tính chất cơ bản của từ trường là
- A. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
- B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
- C. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
- D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 99647
Đối với vật dao động điều hoà, tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian?
- A. Tần số, động năng, vận tốc.
- B. Tần số, biên độ, động năng.
- C. Chu kì, biên độ, cơ năng.
- D. Chu kì, tần số, thế năng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 99649
Sóng cơ là gì?
- A. Là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
- B. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường.
- C. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường.
- D. Là dao động lan truyền trong một môi trường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 99651
Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm, công thức nào sau đây không đúng?
-
A.
\({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_L}}}\)
- B. \(i = \frac{u}{{{Z_L}}}\)
- C. \(I = \frac{U}{{{Z_L}}}\)
- D. \({I_0} = \frac{{U\sqrt 2 }}{{{Z_L}}}\)
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 99652
Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính khoảng d nhỏ hơn tiêu cự f, qua thấu kính cho ảnh
- A. ảo, nhỏ hơn vật.
- B. ảo, lớn hơn vật.
- C. thật, nhỏ hơn vật.
- D. thật, lớn hơn vật.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 99655
Chọn câu sai? Trong phản ứng hạt nhân, có bảo toàn
-
A.
vectơ động lượng.
- B. động năng.
- C. năng lượng toàn phần.
- D. số nuclon.
-
A.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 99657
Trong việc truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải, hiện nay ở Việt Nam thường dùng biện pháp nào dưới đây?
- A. Giảm công suất máy phát điện.
- B. Tăng điện áp trước khi truyền tải.
- C. Thay dây dẫn làm bằng vật liệu có điện trở suất nhỏ.
- D. Giảm chiều dài dây dẫn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 99659
Một sóng cơ có bước sóng λ = 3π (m) , tốc độ truyền sóng v = 6 (m/s), biên độ sóng A = 2 (cm) và không đổi khi sóng truyền đi. Tốc độ dao động cực đại của các phần tử vật chất có sóng truyền qua bằng
- A. 12 (cm/s).
- B. 6 (m/s).
- C. 72π2 (cm/s).
- D. 8 (cm/s).
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 99661
Biết đồng có giới hạn quang điện là 0,3 µm, sẽ có electron bật ra khỏi tấm đồng khi chiếu vào nó bức xạ có bước sóng nào dưới đây ?
- A. 0,27 µm.
- B. 0,31 mµm.
- C. 0,4 µm.
- D. 0,35 µm.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 99663
Chiếu chùm ánh sáng do đèn chứa khí Hidro ở áp suất thấp phát ra vào khe của máy quang phổ thì trên tấm kính ảnh của buồng ảnh sẽ thu được
- A. bốn vạch màu đỏ, lam, chàm, tím.
- B. dải màu liên tục từ đỏ đến tím.
- C. dải màu có xuất hiện bốn vạch tối.
- D. các vạch sáng (màu trắng), vạch tối xen kẽ nhau và cách nhau đều đặn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 99665
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với nguồn sáng đơn sắc bước sóng λ , khoảng cách từ hai khe tới màn là D. Khi thực hiện thí nghiệm trong không khí thì khoảng vân là i. Khi đặt toàn bộ thí nghiệm trong nước có chiết suất n = 4/3 thì để khoảng vân không đổi cần phải
- A. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và ra xa hai khe thêm 0,75D
- B. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và ra xa hai khe thêm \(\frac{D}{3}\)
- C. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và lại gần hai khe thêm \(\frac{D}{3}\)
- D. rời màn dọc theo trục vuông góc với hai khe và lại gần hai khe thêm 0,75D
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 99666
Trong từ trường đều, đặt khung dây dẫn kín, hình tròn có vectơ pháp tuyến hợp với vectơ cảm ứng từ góc 90o. Tăng dần độ lớn của cảm ứng từ thì trong khung
- A. chỉ xuất hiện suất điện động cảm ứng.
- B. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì từ thông giảm.
- C. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì từ thông tăng.
- D. không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 99668
Cho một hệ dao động có chu kì dao động riêng là T = 1 (s). Hệ chịu dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn. Biểu thức của ngoại lực nào dưới đây sẽ làm cho hệ dao động với biên độ lớn nhất?
- A. F = F0cos(2pft)
- B. F = 2F0cos(2pft)
- C. F = 0,5F0cos(pft)
- D. F = 3F0cos(pft)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 99671
Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là
- A. \({i^2} = LC\left( {{u^2} - U_0^2} \right)\)
- B. \({i^2} = LC\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)\)
- C. \({i^2} = \frac{L}{C}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)\)
- D. \({i^2} = \frac{C}{L}\left( {U_0^2 - {u^2}} \right)\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 99673
Trong không khí, phôtôn của chùm sáng đơn sắc có năng lượng 1,65eV. Khi truyền từ không khí vào nước có chiết suất n = 4/3 thì năng lượng của phôtôn bằng
- A. 1,2375eV.
- B. 2,2eV.
- C. 1,65eV.
- D. 0.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 99674
Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng
- A. Tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa không khí và kim cương.
- B. Tia sáng truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất.
- C. Tia sáng truyền vuông góc qua mặt phân cách giữa không khí và kim cương.
- D. Tia sáng truyền từ không khí đi qua tâm của một quả cầu trong suốt bằng thuỷ tinh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 99676
Tia X không có cùng bản chất với
- A. tia gama.
- B. ánh sáng do ngọn nến phát ra.
- C. sóng siêu âm.
- D. sóng điện thoại phát ra.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 99679
Chọn câu sai? Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C một điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft), với C, U0 không đổi và f thay đổi được thì
- A. cường độ dòng điện tức thời sớm pha hơn điện áp tức thời góc π/2.
- B. cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ thuận với điện dung C.
- C. cường độ dòng điện cực đại tỉ lệ thuận với f.
- D. công suất tiêu thụ bằng 0.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 99680
Trong hạt nhân nguyên tử \({}_6^{14}C\) có
- A. 6 prôtôn và 8 nơtron.
- B. 8 prôtôn và 6 nơtron.
- C. 6 prôtôn và 14 nơtron.
- D. 14 prôtôn và 6 nơtron.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 99682
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn A và B cách nhau 20 cm, dao động cùng pha, cùng tần số 50 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. Trên mặt nước, một chất điểm M chuyển động trên đường thẳng AB với tốc độ không đổi 5 cm/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần M gặp các vân giao thoa cực đại bằng
- A. 0,3 s.
- B. 0,2 s.
- C. 0,7 s.
- D. 0,4 s.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 99683
Một con lắc lò xo có độ cứng k = 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Động năng của vật tại vị trí cách biên 3 cm là
- A. 0,035 J.
- B. 750 J.
- C. 350 J.
- D. 0,075 J.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 99688
Sóng cơ lan truyền từ nguồn O dọc theo trục Ox với vận tốc v = 150 cm/s. Phương trình dao động tại nguồn O là u = 4cosπt (cm). Coi biên độ sóng không đổi khi lan truyền. Phương trình sóng tại điểm M trên trục Ox cách O một đoạn 25 cm là
- A. \(u = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
- B. \(u = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
- C. \(u = 4\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)
- D. \(u = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( {cm} \right)\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 99689
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 8 cặp cực. Để suất điện động do máy này sinh ra có tần số 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ
- A. 375 vòng/phút.
- B. 480 vòng/phút.
- C. 750 vòng/phút.
- D. 325 vòng/phút.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 99691
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y-âng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,6 mm, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn là 1,8 m. Khi chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng cách giữa ba vân tối kế tiếp đo được bằng 1,08 mm và thấy tại điểm M là vân sáng bậc 3. Khi chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 thì tại điểm M có vân tối thứ 3 (tính từ vân sáng trung tâm). Bước sóng λ2 bằng
- A. 0,411 µm.
- B. 0,576 µm.
- C. 0,384 µm.
- D. 0,594 µm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 99692
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C = 132nF. Trong mạch có dao động điện từ. Biểu thức điện áp giữa hai bản tụ có biểu thức \(u = 10\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\) Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
- A. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {mA} \right)\)
- B. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)
- C. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( {mA} \right)\)
- D. \(i = 13,2\cos \left( {{{10}^4}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\left( A \right)\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 99693
Cho phản ứng hạt nhân \({}_3^6Li + {}_0^1n \to {}_1^3T + {}_2^4\alpha + 4,9MeV\) . Bỏ qua động năng của các hạt n và Li, động năng của hạt T và hạt α là
- A. 2,5 MeV và 2,1 MeV.
- B. 1,2 MeV và 2,8 MeV.
- C. 2,8 MeV và 2,1 MeV.
- D. 2,8 MeV và 1,2 MeV.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 99694
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,5 µm và λ2 = 0,75 µm tới hai khe hẹp. Xét về cùng một phía của vân trung tâm. Tại M là vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 và tại N là vân sáng bậc 6 của bức xạ λ2. Số vân sáng trong khoảng giữa M và N (không kể M, N) là
- A. 7
- B. 9
- C. 6
- D. 8
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 99695
Cho 1eV = 1,6.10–19J; h = 6,625.10–34J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectrôn trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng Em = –0,85 eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng En = –13,60 eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng gần đúng bằng
- A. 0,6563 μm.
- B. 0,4860 μm.
- C. 0,4340 μm.
- D. 0,0974 μm.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 99696
Hai con lắc đơn chiều dài ℓ1 và ℓ2 có chu kì dao động riêng lần lượt là T1 và T2 = 2T1. Nếu cả hai sợi dây cùng được cắt bớt đi 2 dm thì ta được hai con lắc đơn mới có chu kì dao động riêng tương ứng là T1’ và T2’ = 3T1’. Chiều dài ℓ1 có giá trị là
- A. 8,4 dm.
- B. 4,6 dm.
- C. 3,2 dm.
- D. 12,8 dm.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 99697
Mạch RLC nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\left( F \right)\) , điện trở thuần R =\(50\sqrt 3 \Omega \) . Đặt điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz vào hai đầu đoạn mạch. Để điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha \(\frac{\pi }{3}\) so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch thì giá trị của L là
- A. \(\frac{1}{{2\pi }}\left( H \right)\)
- B. \(\frac{5}{{2\pi }}\left( H \right)\)
- C. \(\frac{7}{{2\pi }}\left( H \right)\)
- D. \(\frac{3}{{2\pi }}\left( H \right)\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 99734
Cho phản ứng hạt nhân . Biết độ hụt khối của hạt D là ∆mD = 0,0024u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân gần đúng bằng
- A. 1,93MeV/nuclon.
- B. 2,57 MeV/nuclon
- C. 6,81 MeV/nuclon.
- D. 7,72 MeV/nuclon
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 99736
Một sóng điện từ lan truyền trong chân không với bước sóng 240m, cường độ điện trường cực đại là E0 và cảm ứng từ cực đại là B0. Trên một phương truyền sóng có hai điểm M, N cách nhau 60 m (điểm N xa nguồn hơn điểm M). Biết tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là 3.108 m/s. Tại thời điểm t, cảm ứng từ tại M có giá trị \(\frac{{{B_0}}}{2}\) và đang tăng. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì cường độ điện trường tại N có độ lớn \(\frac{{{E_0}}}{2}\)
- A. \(\frac{1}{{15}}\mu s\)
- B. \(\frac{1}{{12}}\mu s\)
- C. \(\frac{1}{4}\mu s\)
- D. \(\frac{1}{18}\mu s\)
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 99742
Đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm R nối tiếp X và Y. Đặt vào hai đầu đoạn mạch này một đoạn mạch xoay chiều có tần số thay đổi, điện áp hiệu dụng U = 210V. Biết X và Y là hai hộp kín có sự phụ thuộc trở kháng vào tần số như hình vẽ. Khi công suất tiêu thụ điện năng lớn nhất của mạch là 270W thì điện áp hiệu dụng hai đầu hộp Y là 60V. Khi tần số của điện áp là 50Hz thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch gần giá trị nào nhất sau đây?
- A. 200W.
- B. 225W
- C. 180W.
- D. 243W.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 99747
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể, k 50 = N/m, m 200 = g. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng thì được kéo thẳng đứng xuống dưới để lò xo dãn 12 cm rồi thả cho nó dao động điều hòa. Lấy g = π2 m/s2. Thời gian lực đàn hồi tác dụng vào vật ngược chiều với lực phục hồi trong một chu kì là
- A. \(\frac{1}{{10}}s\)
- B. \(\frac{2}{{15}}s\)
- C. \(\frac{1}{{15}}s\)
- D. \(\frac{1}{{30}}s\)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 99790
Trên một sợi dây dài có sóng ngang hình sin truyền qua. Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 như hình vẽ bên. Li độ của các phần tử tại M và N ở thời điểm t1 lần lượt là 20,0 mm và 15,3 mm. Biết t2 - t1 = 0,05s và nhỏ hơn một chu kỳ sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây gần đúng bằng
- A. 0,32 m/s.
- B. 3,4 m/s.
- C. 3,2 m/s.
- D. 0,34 m/s.