Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 148953
I.ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM).
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
“….. Tuy có nhiều người thành công trên đường đời mà học hành chẳng đến đâu. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành mà vẫn thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhưng không thể thiếu sự hiểu biết. Nên nhớ kỹ điều này! …..Con hãy biết ước mơ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Con phải luôn có niềm tin. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi con phải luôn nỗ lực. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê, con ạ. Hãy nhớ rằng: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình'”. Vì thế, con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực, con nhé!”.
(Trích: Thư gửi con trai – Cựu Thủ Tướng Đài Loan-Tôn Vận Tuyền)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 148954
Nêu nội dung cơ bản của văn bản trên?
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 148955
Em nhận thức được bài học gì cho bản thân từ những lời người cha nói với con trai mình trong bức thư?
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 148956
Em hiểu thế nào về nhận định: “Thành công không phải là một đích đến, đó là một quá trình”? Trình bày ý kiến trong khoảng 5 đến 7 dòng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 151591
II.Tập làm văn
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ của em về: “Sức mạnh của niềm tin” đối với sự thành công của mỗi người? -
Câu 6: Mã câu hỏi: 151593
Cho đoạn văn sau.
“….Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được….Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con….May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được.
Bà lão khẽ đặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo ban nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá….Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
(Trích: Vợ nhặt - Kim Lân , Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ Nhặt.