Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 159904
Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật nào?
- A. Quy luật cung cầu.
- B. Quy luật cạnh tranh.
- C. Quy luật giá trị
- D. Quy luật kinh tế.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 159905
- A. Tư liệu lao động và đối tượng lao động
- B. Sức lao động và tư liệu sản xuất.
- C. Sức lao động và tư liệu lao động.
- D. Sức lao động và đối tượng lao động.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 159906
Mùa hè đến, lượng tiêu thụ điện tăng mạnh nên hay bị cúp điện. Do đó nhu cầu mua bóng đèn tích điện của người dân tăng lên, dẫn nhà sản xuất mở rộng lượng cung đèn tích điện trên thị trường. Vậy nhà sản xuất đã áp dụng nội dung nào dưới đây của quy luật cung - cầu?
- A. Cung – cầu ảnh hưởng tới giá cả thị trường .
- B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.
- C. Cung – cầu tác động lẫn nhau .
- D. Cung – cầu không ảnh hưởng lẫn nhau.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 159907
Phương tiện hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý xã hội là
- A. kế hoạch.
- B. pháp luật.
- C. tổ chức .
- D. giáo dục.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 159908
Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được tạo nên bởi
- A. Tính kỉ luật.
- B. Tính răn đe.
- C. Tính quy phạm phổ biến.
- D. Tính phổ biến.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 159909
Có nhiều quy định của pháp luật rất gần gũi với với cuộc sống đời thường, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình, giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường…Quy định này nói về bản chất nào của pháp luật?
- A. Bản chất giai cấp.
- B. Bản chất xã hội.
- C. Bản chất giai cấp và xã hội
- D. Bản chất giai cấp cầm quyền.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 159910
Do thực trạng tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, Nhà nước đã quy định xử phạt hành chính đối với những người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, xe máy điện. Điều này thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
- A. Giai cấp.
- B. Xã hội.
- C. Chính trị.
- D. Kinh tế.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 159911
Bồi thường thiệt hại về vật chất khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng với người có hành vi vi phạm
- A. Hành chính .
- B. Dân sự.
- C. Hình sự.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 159912
Đâu là hành vi vi phạm pháp luật hình sự
- A. Ông H buộc phải tháo dỡ công trình vì xây dựng trái phép.
- B. Lê Văn L bị phạt 18 năm tù vì tội giết người, cướp của.
- C. Ông N bị phạt tiền vì tội vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
- D. Công ty X thải chất thải chưa được xử lý ra môi trường biển.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 159913
Anh B lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị M đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng qua đường làm anh B bị thương( giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
- A. Cảnh cáo phạt tiền chị M.
- B. Xử phạt hành chính và buộc chị M phải bồi thường thiệt hại cho anh B
- C. Không xử lý chị M vì chị M là người đi xe đạp.
- D. Cảnh cáo và phạt tù chị M.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 159914
Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
- A. Nhà nước
- B. Nhân dân
- C. Các tổ chức chính trị
- D. Các tổ chức xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 159915
Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào
- A. Khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người.
- B. Năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người
- C. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.
- D. Điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 159916
Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
- A. Có bổn phận thương yêu, chăm sóc giúp đỡ nhau
- B. Không phân biệt đối xử giữa các con
- C. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
- D. Có quyền ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 159917
Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động
- A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
- B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
- C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
- D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 159918
Trang 19 tuổi, cô mở một của hàng tạp hóa tại khu phố nơi mình ở. Theo em B đang thực hiện tốt quyền nào?
- A. Quyền bình đẳng trong lao động
- B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- C. Quyền bình đẳng của hôn nhân.
- D. Quyền bình đẳng trong gia đình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 159919
Anh Đại muốn bán xe ô tô, anh không bàn với vợ vì cho rằng xe anh mua, còn vợ thì ở nhà nội trợ không biết gì về xe và giá cả, theo em anh Đại đã vi phạm nội dung
- A. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân.
- B. Bình đẳng trong kinh doanh.
- C. Bình đẳng trong lao động.
- D. Bình đẳng trong quan hệ tài sản.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 159920
Việc đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước thể hiện
- A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- B. Quyền bình đẳng giữa các công dân.
- C. Quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
- D. Quyền bình đẳng trong công việc chung của Nhà nước.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 159921
Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
- A. Công dân các dân tộc được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu.
- B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- C. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi.
- D. Công dân thuộc các dân tộc khi kinh doanh đều phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 159922
Đánh người là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
- A. Nhân phẩm và danh dự của công dân.
- B. Tính mạng và sức khỏe của công dân.
- C. Tinh thần của công dân.
- D. Thân thể của công dân.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 159923
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp
- A. Công an cho phép
- B. Có người làm chứng.
- C. Pháp luật cho phép.
- D. Trưởng ấp cho phép.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 159924
Để bắt người đúng pháp luật, cần tuân thủ đúng
- A. Công đoạn.
- B. Giai đoạn.
- C. Trình tự, thủ tục.
- D. Thời điểm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 159925
Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?
- A. Vu khống người khác.
- B. Bóc mở thư của người khác.
- C. Tự ý vào chỗ ở của người khác.
- D. Bắt người không có lý do.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 159926
Do mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà mà bà A là chủ nhà đã khóa trái cửa nhà lại, giam lỏng hai bạn K,L gần 3 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Bà A cho rằng đây là nhà của bà thì bà có quyền khóa lại chứ không phải là nhốt K, L. hành vi của bà A đã xâm phạm đến quyền?
- A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- B. Pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
- C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 159927
Hành vi tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi vi phạm vào quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
- C. Bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
- D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 159928
Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A,B,C định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu là một trong ba ông A,B,C em chọn cách giải quyết nào sau đây để đúng với quy định của pháp luật?
- A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
- B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
- C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
- D. Đến trình báo với cơ quan công an.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 159929
T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư và quà của bạn trai Y từ tỉnh khác gửi tới. T đã bóc thư ra xem trước. Nếu là bạn của T, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp nhất?
- A. Không quan tâm, vì đây không phải là việc của mình.
- B. Khuyên T xin lỗi Y vì đã xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín của Y.
- C. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.
- D. Mang chuyện này kể cho một số bạn khác biết để cùng nhắc nhở T.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 159930
Dân chủ gián tiếp còn được gọi là
- A. Dân chủ không công khai.
- B. Dân chủ đại diện.
- C. Dân chủ không hoàn toàn.
- D. Dân chủ không đầy đủ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 159931
Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ nào?
- A. Dân chủ trực tiếp.
- B. Dân chủ công khai.
- C. Dân chủ gián tiếp.
- D. Dân chủ tập trung.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 159932
Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì
- A. Người thân có thể đi bỏ phiếu thay.
- B. Có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư.
- C. Không cần tham gia bầu cử.
- D. Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 159933
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, như vậy công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
- A. Quyền tự do ngôn luận.
- B. Quyền đóng góp ý kiến.
- C. Quyền kiểm tra giám sát.
- D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 159934
Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
- A. Công bằng.
- B. Bình đẳng.
- C. Bỏ phiếu kín.
- D. Trực tiếp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 159935
Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- A. Làm đơn khiếu nại.
- B. Làm đơn kêu cứu.
- C. Đơn trình bày.
- D. Đơn phản đối.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 159936
Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?
- A. Quyền học không hạn chế.
- B. Quyền được học ở bất cứ trường nào theo sở thích.
- C. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.
- D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 159937
Thực hiện tốt quyền phát triển sẽ đem lại
- A. sự phát triển toàn diện của công dân.
- B. cơ hội học tập cho công dân.
- C. cơ hội sáng tạo cho công dân.
- D. nâng cao dân trí.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 159938
Bạn H đang là học sinh lớp 12, nguyện vọng của bạn là thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, nội dung này thể hiện
- A. Quyền tự do dân chủ.
- B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với khả năng của mình.
- C. quyền được học bất cứ trường đại học nào.
- D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 159939
Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của
- A. Mọi công dân Việt Nam.
- B. Công dân nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- C. Công dân nam từ 16 tuổi trở lên.
- D. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 159940
Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong
- A. Lĩnh vực an ninh- quốc phòng.
- B. Tuyển dụng lao động.
- C. Lĩnh vực kinh doanh.
- D. Tìm kiếm việc làm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 159941
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?
- A. X mới học xong trung học phổ thông.
- B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.
- C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.
- D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 159942
Do mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà mà bà A là chủ nhà đã khóa trái cửa nhà lại, giam lỏng hai bạn K,L gần 3 tiếng đồng hồ, sau đó họ mới được giải thoát nhờ sự can thiệp của công an phường. Bà A cho rằng đây là nhà của bà thì bà có quyền khóa lại chứ không phải là nhốt K, L. hành vi của bà A đã xâm phạm đến quyền?
- A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
- B. Pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân.
- C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
- D. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 159943
Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Bắt người đang bị truy nã.
- B. Thu thập bằng chứng.
- C. Khai thác thông tin mật.
- D. Tìm kiếm người thân.