Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 472959
Ngành hàng không nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do đâu?
- A. Hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao
- B. Hình thành được phong cách phục vụ chuyên nghiệp
- C. Có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất
- D. Nguồn vốn đầu tư của nước ngoài
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 472960
Vùng nào có vận tải đường sông thuận lợi nhất và được sử dụng với cường độ cao nhất nước ta?
- A. Trung du miền núi Bắc Bộ
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Đông Nam Bộ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 472962
Các tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết kinh tế quan trọng giữa các vùng của nước ta?
- A. Đường biển quốc tế
- B. Giao thông theo hướng Bắc – Nam
- C. Vận tải chuyên môn hóa
- D. Đường theo hướng Tây – Đông
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 472964
Đâu là những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta?
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa lớn tập trung theo mùa
- B. Địa hình nhiều đồi núi, thiên tai thất thường, mưa lớn tập trung theo mùa
- C. Thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành còn yếu kém
- D. Đội ngũ kĩ sư, công nhân kĩ thuật của ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của ngành
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 472966
Đâu là thành tựu của ngành Viễn thông nước ta về mặt khoa học công nghệ?
- A. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông; số thuê bao tăng nhanh
- B. Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc
- C. Tăng trưởng với tốc độ cao
- D. Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 472968
Trở ngại chính đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là gì?
- A. Khí hậu và thời tiết thất thường
- B. Phần lớn lãnh thổ là địa hình đồi núi
- C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- D. Thiếu vốn và cán bộ kỹ thuật cao
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 472969
Loại hình vận tải nào phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý nước ta trong hội nhập quốc tế?
- A. Đường biển và đường sông
- B. Đường ô tô và đường sắt
- C. Đường hàng không và đường biển
- D. Đường ô tô và đường hàng không
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 472970
Do đâu mà trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu?
- A. Tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
- B. Hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm
- C. Tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì
- D. Đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 472971
Hai địa điểm nào có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta?
- A. Mai Châu và Điện Biên
- B. Kon Tum và Pắc Bó
- C. Phan-xi-păng và Sa Pa
- D. Đà Lạt và Sa Pa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 472972
Đâu là hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta?
- A. Thuế xuất khẩu cao
- B. Tỉ trọng hàng gia công còn lớn
- C. Làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường
- D. Chất lượng sản phẩm chưa cao
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 472973
Biểu hiện nào không nói lên sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?
- A. Hơn 30 vườn quốc gia
- B. Nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản
- C. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng
- D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 472974
Nguyên nhân nào được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?
- A. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường
- B. Tăng cường sản xuất hàng hóa
- C. Nâng cao năng suất lao động
- D. Tổ chức sản xuất hợp lí
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 472975
Đâu là ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Tăng sản lượng điện cho cả nước
- B. Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
- C. Điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông
- D. Phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 472976
Do đâu mà đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước)?
- A. Trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm
- B. Trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi
- C. Trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng
- D. Nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 472977
Đâu là khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả?
- A. Đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn
- B. Địa hình núi cao hiểm trở
- C. Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông
- D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 472978
Nguyên nhân nào là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn
- B. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
- C. Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn
- D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 472979
Phát biểu nào không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn
- B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây dựng trên các sông chính
- C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông
- D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 472981
Phát biểu nào không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế
- B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu
- C. Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng
- D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 472982
Đâu là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng?
- A. Hà Nội và Hải Phòng
- B. Hà Nội và Hải Dương
- C. Hà Nội và Nam Định
- D. Hà Nội và Thái Bình
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 472983
Đâu là vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng?
- A. Khả năng mở rộng diện tích khá lớn
- B. Phần lớn diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm
- C. Diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa rộng
- D. Đất ở nhiều nơi bị bạc màu
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 472985
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng theo hướng công nghiệp hóa là xu hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích gì?
- A. Đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu
- B. Giải quyết những hạn chế và phát huy những thế mạnh của vùng về tài nguyên
- C. Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển công nghiệp
- D. Góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 472986
Do đâu mà đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp?
- A. Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng
- B. Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- C. Dân số đông và gia tăng nhanh
- D. Đất lâm nghiệp ngày một tăng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 472987
Đâu là biện pháp cơ bản để đưa đồng bằng sông Hồng sớm trở thành vùng sản xuất lương thực, thực phầm hàng hóa?
- A. Quan tâm đến chất lương sản phẩm và thị trường
- B. Thay đổi cơ cấu cây cây trồng và cơ cấu mùa vụ
- C. Chú ý đến môi trường và bảo vệ tài nguyên đất
- D. Phát triển mạnh cây vụ đông
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 472988
Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do đâu?
- A. Trồng lúa nước cần nhiều lao động
- B. Vùng mới được khai thác gần đây
- C. Có nhiều trung tâm công nghiệp
- D. Có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 472990
Việc trồng rừng ven biển ở Bắc Trung Bộ có tác dụng chính là gì?
- A. Điều hòa nguồn nước
- B. Hạn chế tác hại của lũ
- C. Chống xói mòn, rửa trôi
- D. Hạn chế sự di chuyển của cồn cát
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 472991
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
- A. Trên 120 nghìn tỉ đồng
- B. Từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng
- C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng
- D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 472992
Do đâu giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ?
- A. Có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào
- B. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua
- C. Là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây
- D. Nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 472993
Những vấn đề nào đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển
- B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp
- C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng
- D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 472995
Đâu là phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
- A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng
- B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa
- C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng
- D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 472997
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của tuyến đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồi núi phía Tây
- B. Đảm báo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- C. Góp phần tạo thế liên hoàn theo chiều Bắc – Nam và Đông – Tây
- D. Tạo thế mở cửa cho nền kinh tế, thu hút đầu tư. Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 472998
Các nhà máy thủy điện nào không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- A. Thác Mơ
- B. A Vương
- C. Hàm Thuận – Đa Mi
- D. Vĩnh Sơn
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 472999
Đâu là thương hiệu nước mắm nổi tiếng trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
- A. Cát Hải
- B. Phú Quốc
- C. Phan Thiết
- D. Long Hải
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 473001
Đâu là thế mạnh vượt trội có khả năng làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- A. Hình thành cơ cấu nông – lâm –ngư
- B. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
- C. Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp
- D. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 473002
Vì sao các tỉnh Nam Trung Bộ có sản lượng đánh bắt cá biển cao hơn Bắc Trung Bộ?
- A. Có bãi tôm bãi cá ven biển và gần ngư trường vịnh Bắc Bộ
- B. Không chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc
- C. Vùng biển tập trung nhiều bãi tôm, bãi cá lớn nhất
- D. Được trang bị tàu thuyền đánh bắt hiện đại hơn
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 473004
Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc làm nào sau đây?
- A. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam
- B. Xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng
- C. Phát triển và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng
- D. Nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 473006
Nhân tố tự nhiên nào gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên?
- A. Địa hình có sự phân hóa theo độ cao
- B. Mùa khô kéo dài sâu sắc
- C. Chịu ảnh hưởng của bão, sương muối
- D. Sông ngòi ngắn và dốc
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 473007
Nhờ đâu mà công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh?
- A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi
- B. Việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng
- C. Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường
- D. Nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 473008
Đâu là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên?
- A. Phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê
- B. Kết hợp với công nghiệp chế biến
- C. Đa dạng hóa cây cà phê
- D. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 473009
Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ khu vực nào?
- A. Vùng núi, trung du phía Bắc
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 473011
Đâu là tác động chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng?
- A. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng
- B. Tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
- C. Thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên
- D. Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở