Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 101118
Sau khoảng thời gian 1 ngày đêm 87,5% khối lượng ban đầu của một chất phóng xạ bị phân rã thành chất khác. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
- A. 12 giờ.
- B. 8 giờ.
- C. 6 giờ.
- D. 4 giờ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 101128
Trong khoảng thời gian 4h có 75% số hạt nhân ban đầu của một đồng vị phóng xạ bị phân rã. Chu kì bán rã của đồng vị đó là:
- A. 1h
- B. 3h
- C. 4h
- D. 2h
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 101131
Phương trình phóng xạ của Pôlôni có dạng: \({}_{84}^{210}Po \to {}_Z^APb + \alpha \).Cho chu kỳ bán rã của Pôlôni T=138 ngày.Khối lượng ban đầu m0=1g. Hỏi sau bao lâu khối lượng Pôlôni chỉ còn 0,707g?
- A. 69 ngày
- B. 138 ngày
- C. 97,57 ngày
- D. 195,19 ngày
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 101133
Magiê \({}_{12}^{27}Mg\) phóng xạ với chu kì bán rã là T, lúc t1 độ phóng xạ của một mẫu magie là 2,4.106Bq. Vào lúc t2 độ phóng xạ của mẫu magiê đó là 8.105Bq. Số hạt nhân bị phân rã từ thời điểm t1 đến thời điểm t2 là 13,85.108 hạt nhân. Tìm chu kì bán rã T
- A. T = 12 phút
- B. T = 15 phút
- C. T = 10 phút
- D. T = 16 phút
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 101136
Để xác định lượng máu trong bệnh nhân người ta tiêm vào máu một người một lượng nhỏ dung dịch chứa đồng vị phóng xạ Na24( chu kỳ bán rã 15 giờ) có độ phóng xạ 2mCi. Sau 7,5 giờ người ta lấy ra 1cm3 máu người đó thì thấy nó có độ phóng xạ 502 phân rã/phút. Thể tích máu của người đó bằng bao nhiêu?
- A. 6,25 lít
- B. 6,54 lít
- C. 5,52 lít
- D. 6,00 lít
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 101137
Để đo chu kì bán rã của 1 chất phóng xạ ß- người ta dùng máy đếm electron. Kể từ thời điểm t=0 đến t1= 2 giờ máy đếm ghi dc N1 phân rã/giây. Đến thời điểm t2 = 6 giờ máy đếm dc N2 phân rã/giây. Với N2 = 2,3N1. tìm chu kì bán rã.
- A. 3,31 giờ.
- B. 4,71 giờ
- C. 14,92 giờ
- D. 3,95 giờ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 101142
Để xác định chu kỳ bán rã T của một đồng vị phóng xạ, người ta thường đo khối lượng đồng vị phóng xạ đó trong mẫu chất khác nhau 8 ngày được các thông số đo là 8µg và 2µg.Tìm chu kỳ bán rã T của đồng vị đó?
- A. 4 ngày.
- B. 2 ngày.
- C. 1 ngày.
- D. 8 ngày.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 101144
Ban đầu (t = 0) có một mẫu chất phóng xạ X nguyên chất. Ở thời điểm t1 mẫu chất phóng xạ X còn lại 20% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm t2 = t1 + 100 (s) số hạt nhân X chưa bị phân rã chỉ còn 5% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là
- A. 50 s.
- B. 25 s.
- C. 400 s.
- D. 200 s.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 101148
Chất phóng xạ poloni \({}_{84}^{210}Po\) phát ra tia \(\alpha \) và biến đổi thành chì \({}_{82}^{206}Pb\). Cho chu kì của \({}_{84}^{210}Po\) là 138 ngày. Ban đầu (t = 0) có một mẫu pôlôni chuyên chất. Tại thời điểm t1, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là 1/3. Tại thời điểm t2 = t1 + 276 ngày, tỉ số giữa số hạt nhân pôlôni và số hạt nhân chì trong mẫu là
- A. \(\frac{1}{{9}}\)
- B. \(\frac{1}{{5}}\)
- C. \(\frac{1}{{15}}\)
- D. \(\frac{1}{{25}}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 101174
Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kỳ bán rã T và biến thành hạt nhân bền Y. Tại thời điểm tỉ lệ giữa hạt nhân Y và hạt nhân X là k. Tại thời điểm \({t_2} = {t_1} + 2T\,\) thì tỉ lệ đó là
- A. k + 4.
- B. 4k/3.
- C. 4k+3.
- D. 4k.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 101175
Để cho chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Trong t1 giờ đầu tiên máy đếm được n1 xung; trong t2 = 2t1 giờ tiếp theo máy đếm được n2 = \(\frac{9}{{64}}\) n1 xung. Chu kì bán rã T có giá trị là bao nhiêu?
- A. T = t1/2
- B. T = t1/3
- C. T = t1/4
- D. T = t1/6
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 101179
Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia \(\gamma \) để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là \(\Delta t = 20\) phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T = 4 tháng (coi \(\Delta t < < T\)) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia \(\gamma \) như lần đầu?
- A. 28,2 phút.
- B. 24,2 phút.
- C. 40 phút.
- D. 20 phút.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 101181
Gọi \(\tau \) là khoảng thời gian để số hạt nhân nguyên tử giảm đi e lần, Sau thời gian \(0,51\tau \) số hạt nhân của chất phóng xạ đó còn lại bao nhiêu ?
- A. 40%
- B. 13,5%
- C. 35%
- D. 60%
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 101183
Ngày nay tỉ lệ của U235 là 0,72% urani tự nhiên, còn lại là U238. Cho biết chu kì bán rã của chúng là 7,04.108 năm và 4,46.109 năm. Tỉ lệ của U235 trong urani tự nhiên vào thời kì trái đất được tạo thánh cách đây 4,5 tỉ năm là:
- A. 32%.
- B. 46%.
- C. 23%.
- D. 16%.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 101185
Để cho chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Trong t1 giờ đầu tiên máy đếm được N1 xung; trong t2 = 2t1 giờ tiếp theo máy đếm được N2 = \(\frac{9}{{64}}\)N1 xung. Chu kì bán rã T có giá trị là bao nhiêu?
- A. T = t1/2
- B. T = t1/3
- C. T = t1/4
- D. T = t1/6
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 101187
Chất phóng xạ \({}_{84}^{210}Po\) có chu kỳ bán rã 138,4 ngày. Người ta dùng máy để đếm số hạt phóng xạ mà chất này phóng ra. Lần thứ nhất đếm trong Dt = 1 phút (coi Dt <<T). Sau lần đếm thứ nhất 10 ngày người ta dùng máy đếm lần thứ 2. Để máy đếm được số hạt phóng xạ bằng số hạt máy đếm trong lần thứ nhất thì cần thời gian là
- A. 68s
- B. 72s
- C. 63s
- D. 65s
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 101189
Một hỗn hợp 2 chất phóng xạ có chu kì bán rã lần lượt là T1= 1 giờ và T2 =2 giờ. Vậy chu kì bán rã của hỗn hợp trên là bao nhiêu?
- A. 0,67 giờ.
- B. 0,75 giờ
- C. 0,5 giờ.
- D. Đáp án khác.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 102236
Câu nào sau đây là sai khi nói về sự phóng xạ.
- A. Tổng khối lượng của hạt nhân tạo thành có khối lượng lớn hơn khối lượng hạt nhân mẹ.
- B. không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài.
- C. hạt nhân con bền hơn hạt nhân mẹ.
- D. Là phản ứng hạt nhân tự xảy ra.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 102238
Trong phóng xạ b - thì hạt nhân con:
- A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
- B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
- C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
- D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 102241
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về lực hạt nhân?
- A. Lực hạt nhân là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay.
- B. Lực hạt nhân chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa hai nuclôn bằng hoặc nhỏ hơn kích thước hạt nhân.
- C. Lực hạt nhân có bản chất là lực điện, vì trong hạt nhân các prôtôn mang điện dương.
- D. Lực hạt nhân chỉ tồn tại bên trong hạt nhân
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 102243
Prôtôn bắn vào nhân bia Liti (\({}_3^7Li\)) đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X giống hệt nhau bay ra. Biết tổng khối lượng hai hạt X nhỏ hơn tổng khối lượng của Prôtôn và Liti. Chọn câu trả lời đúng:
- A. Phản ứng trên tỏa năng lượng.
- B. Tổng động lượng của 2 hạt X nhỏ hơn động lượng của prôtôn.
- C. Phản ứng trên thu năng lượng.
- D. Mỗi hạt X có động năng bằng 1/2 động năng của protôn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 102246
Khối lượng của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là 10,0113u, khối lượng của nơtron là mn=1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là:
- A. 0,9110u
- B. 0,0691u
- C. 0,0561u
- D. 0,0811u
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 102247
Khối lượng của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là 10,0113(u), khối lượng của nơtron là mn=1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp=1,0072u và 1u=931Mev/c2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_4^{10}Be\) là:
- A. 6,4332MeV
- B. 0,64332 MeV
- C. 64,332 MeV
- D. 6,4332 MeV
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 102251
Cho phản ứng hạt nhân sau: \({}_1^2D + {}_1^3T \to {}_2^4He\rlap{--} + {}_0^1n\). Biết độ hụt khối tạo thành các hạt nhân \({}_1^2D,{}_1^3T\) và \({}_2^4He\) lần lượt là ΔmD=0,0024u; ΔmT=0,0087u; ΔmHe=0,0305u. Cho 1u=931Mev/c2. Năng lượng tỏa ra của phản ứng là:
- A. 180,6MeV
- B. 18,06eV
- C. 18,06MeV
- D. 1,806MeV
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 102252
Tìm phát biểu sai, biết số nguyên tử và khối lượng chất phóng xạ ban đầu là N0 và m0:
- A. Số nguyên tử còn lại sau thời gian t: N = N0.e-0,693t/T
- B. Khối lượng đã phân rã trong thời gian t: ∆m = m0(1 – e-λt)
- C. Hoạt độ phóng xạ ở thời điểm t: H = λN0e-0,693t
- D. Số nguyên tử đã phân rã trong thời gian t: ∆N = N0(1 - 2- t/T)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 102253
Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là: \({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{92}^{236}U \to {}_{57}^{143}La + {}_{35}^{87}Br + m.{}_0^1n\) với m là số nơtron, m bằng:
- A. 4
- B. 6
- C. 8
- D. 10
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 102254
Chọn câu sai:
- A. Tia phóng xạ qua từ trường không bị lệch là tia γ.
- B. Tia β có hai loại β+ và β-
- C. Phóng xạ là hiện tượng mà hạt nhân phóng ra những bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.
- D. Khi vào từ trường thì tia anpha và beta bị lệch về hai phía khác nhau.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 102256
Chọn câu sai:
- A. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tám
- B. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ bị phân rã ba phần tư
- C. Sau khoảng thời gian bằng 2 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần tư
- D. Sau khoảng thời gian bằng 3 lần chu kỳ bán rã, chất phóng xạ còn lại một phần chín
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 102267
Tìm phát biểu sai về định luật phóng xạ:
- A. Độ phóng xạ (phx) của một lượng chất đặc trưng cho tính phx mạnh hay yếu, đo bằng số phân rã trong 1s.
- B. Một Bq là một phân rã trong 1s.
- C. 1Ci = 3,7.1010Bq xấp xỉ bằng độ phóng xạ của 1 mol Ra.
- D. Đồ thị H(t) giống như N(t) vì chúng giảm theo theo thời gian với cùng một quy luật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 102328
Chu kì bán rã của chất phóng xạ là 2,5 tỉ năm. Sau một tỉ năm tỉ số giữa hạt nhân còn lại và số hạt nhân ban đầu là:
- A. 0,758
- B. 0,177
- C. 0,242
- D. 0,400
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 102329
Chất Iốt phóng xạ I131 có chu kỳ bán rã là 8 ngày. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần khối lượng của nó còn lại là:
- A. 0,78g
- B. 0,19g
- C. 2,04g
- D. 1,09g
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 102330
Một nguyên tử U235 phân hạch tỏa ra 200MeV. Nếu 2g chất đó bị phân hạch thì năng lượng tỏa ra:
- A. 9,6.1010J
- B. 16.1010J
- C. 12,6.1010J
- D. 16,4.1010J
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 102331
Co50 có chu kỳ bán rã 5,33 năm. Độ phóng xạ ban đầu của 1kg chất đó là:
- A. 3,2.1016Bq
- B. 4,96.1016Bq
- C. 1,57.1024Bq
- D. 4,0.1024Bq
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 102333
Chu kì bán rã \({}_{84}^{211}Po\) là 138 ngày. Ban đầu có 1mmg \({}_{84}^{211}Po\). Sau 276 ngày, khối lượng \({}_{84}^{211}Po\) bị phân rã là:
- A. 0,25mmg
- B. 0,50mmg
- C. 0,75mmg
- D. đáp án khác
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 102335
Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T =10s. Lúc đầu có độ phóng xạ 2.107Bq để cho độ phóng xạ giảm xuống còn 0,25.107Bq thì phải mất một khoảng thời gian bao lâu:
- A. 30s
- B. 20s
- C. 15s
- D. 25s
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 102337
Tìm phát biểu sai về phản ứng hạt nhân:
- A. Phản ứng hạt nhân là quá trình biến đổi tương tác dẫn đén sự biến đổi hạt nhân các nguyên tử.
- B. Trong phương trình phản ứng hạt nhân: A + B → C + D. A, B, C, D có thể là các hạt nhân hay các hạt cơ bản như p, n, e-…
- C. Phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân mà hạt nhân mẹ A biến đổi thành hạt nhân con B và hạt α hoặc β.
- D. Các phản ứng hạt nhân chỉ xảy ra trong các lò phản ứng, các máy gia tốc, không xảy ra trong tự nhiên
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 102338
Trong lò phản ứng phân hạch U235, bên cạnh các thanh nhiên liệu còn có các thanh điều khiển B, Cd. Mục đích chính của các thanh điều khiển là:
- A. Làm giảm số nơtron trong lò phản ứng bằng hấp thụ
- B. Làm cho các nơtron có trong lò chạy chậm lại
- C. Ngăn cản các phản ứng giải phóng thêm nơtron
- D. A và C đúng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 102341
Bắn hạt α vào hạt nhân \({}_7^{14}N\) đứng yên, ta có phản ứng: \({}_2^4He + {}_7^{14}N \to {}_8^{17}O + {}_1^1H\). Biết các khối lượng mP = 1,0073u, mN = 13,9992u và mα = 4,0015u. mO = 16,9947u, 1u = 931 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng ?
- A. thu 1,94.10-13J
- B. tỏa 1,94.10-13J
- C. tỏa 1,27.10-16J
- D. thu 1,94.10-19J
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 102342
Chọn câu phát biểu đúng :
- A. Độ phóng xạ càng lớn nếu khối lượng chất phóng xạ càng lớn
- B. Độ phóng xạ chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ
- C. Chỉ có chu kỳ bán rã mới phụ thuộc độ phóng xạ
- D. Có thể thay đổi độ phóng xạ bởi yếu tố hóa, lý của môi trường bên ngoài
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 102343
Phản ứng phân hạch U235 dùng trong lò phản ứng hạt nhân và cả trong bom nguyên tử. Tìm sự khác biệt căn bản giữa lò phản ứng và bom nguyên tử.
- A. Số nơtron được giải phóng trong mỗi phản ứng phân hạch ở bom nguyên tử nhiều hơn ở lò phản ứng
- B. Năng lượng trung bình được mỗi nguyên tử urani giải phóng ra ở bom nguyên tử nhiều hơn hơn ở lò phản ứng
- C. Trong lò phản ứng số nơtron có thể gây ra phản ứng phân hạch tiếp theo được khống chế
- D. Trong lò phản ứng số nơtron cần để gây phản ứng phân hạch tiếp theo thì nhỏ hơn ở bom nguyên tử.