Qua nội dung bài giảng Ôn tập chương 5 môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu ôn tập về Vi sinh vật và ứng dụng vi sinh vật ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
Sơ đồ ôn tập chương 5: Vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật
1.1. Khái niệm
- Là các sinh vật có kích thước rất nhỏ, phân bố khắp mọi nơi, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
- Gồm các sinh vật nhân sơ (vi khuẩn có và vi khuẩn) và nhân thực (vi tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh).
1.2. Dinh dưỡng và chuyển hóa
- Quá trình dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, gồm: quang tự dưỡng, hoá tự dưỡng, quang dị dưỡng và hoá dị dưỡng.
- Vi sinh vật có khả năng tổng hợp và phân huỷ nhanh chóng các chất hữu cơ.
1.3. Sinh trưởng và sinh sản
- Vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục theo 4 pha: tiềm phát, luỹ thừa, cân bằng và suy vong.
- Vi sinh vật nhân sơ sinh sản chủ yếu bằng phân đôi và bào tử trấn. Ở vi sinh vật nhân thực, sinh sản vô tính bằng phản đối, nảy chồi, bào tự kín và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, gồm: pH, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, áp suất thẩm thấu, chất dinh dưỡng chất sát khuẩn, chất kháng sinh...
1.4. Ứng dụng trong thực tiễn
Với đặc điểm sinh trưởng mạnh, có khả năng tổng hợp và phân giải nhanh các chất hữu cơ, do đó, con người đã ứng dụng vi sinh vật vào nhiều lĩnh vực trong thực tiễn như: sản xuất các chế phẩm sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất dược phẩm, xử lí môi trường,...
Bài tập minh họa
Bài 1.
Hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng, điều này có ý nghĩa gì đối với tự nhiên?
Phương pháp giải:
Dựa vào nguồn năng lượng và carbon sử dụng, vi sinh vật được chia thành 4 kiểu dinh dưỡng khác nhau: quang tự dưỡng, quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng và hoá dị dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật rất đa dạng thể hiện tự nhiên có nguồn vật chất và điều kiện môi trường rất đa dạng. Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật còn giúp tự nhiên cân bằng các vật chất, giúp tự nhiên phân giải các chất dư thừa và tổng hợp nên các chất còn thiếu.
Bài 2.
Người dân đã dựa vào cơ sở khoa học nào để làm nước mắm từ cá? Độ đạm của nước mắm là gì?
Phương pháp giải:
Nước mắm là sản phẩm của quá trình phân giải protein có trong cá thành các acid amin. Hàm lượng nitơ trong các acid amin của nước mắm để xác định độ đạm của nước mắm
Lời giải chi tiết:
- Người dân đã dựa vào khả năng phân giải protein của vi sinh vật để làm nước mắm từ cá.
- Độ đạm là tổng hàm lượng nitơ có trong 1 lít nước mắm.
Luyện tập Ôn tập chương 5 Sinh học 10 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Khái niệm vi sinh vật, sinh vật nhân sơ.
- Trình bày được quá trình dinh dưỡng và chuyển hóa vi sinh vật
- Trình bày được quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Biết cách ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 5 Sinh học 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Ý nào KHÔNG đúng khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật?
- A. Để sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật cũng cần các chất dinh dưỡng như các sinh vật khác
- B. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên vi sinh vật có thể là thuận lợi hoặc bất lợi.
- C. Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật liên quan chặt chẽ với điều kiện môi trường ngoài.
- D. Vi sinh vật có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào của môi trường.
-
Câu 2:
Chọn ý đúng: Sự phát triển của vi sinh vật sống ở các hồ nước mặn phụ thuộc vào nồng độ cao của ion?
- A. Na+
- B. K+
- C. Ca2+
- D. Mg2+
-
- A. tự dưỡng
- B. dị dưỡng
- C. quang dưỡng
- D. hoá dưỡng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 5 Sinh học 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Bài tập 1 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 2 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 3 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 4 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 5 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 6 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 7 trang 139 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 88 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 88 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 88 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 4 trang 88 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Ôn tập chương 5 Sinh học 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247