YOMEDIA
NONE

Bài tập 1 trang 94 SGK Sinh học 10 NC

Giải bài 1 tr 94 sách GK Sinh lớp 10 NC

Nêu khái niệm về chu kì tế bào và những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian? 

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 1

  • Chu kì tế bào là trình tự nhất định các sự kiện mà tế bào trải qua và lặp lại giữa các lần nguyên phân liên tiếp.
  • Những diễn biến cơ bản ở các pha của kì trung gian:
    • Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào bao gồm ba pha: G1, S, G2.
    • Pha G1 diễn ra sự gia tăng của chất tế bào, sự hình thành thêm các bào quan khác nhau, sự phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào (tổng hợp các prôtêin) và chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN.
    • Chính Glà thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.
    • Pha G1 có độ dài thời gian tuỳ thuộc vào chức năng sinh lí của tế bào (VD: tế bào phôi rất ngắn, còn ở tế bào nơron kéo dài suốt đời sống cơ thể). Vào cuối pha G1 có một thời điểm được gọi là điểm giới hạn (điểm R). Nếu tế bào vượt qua điểm R mới tiếp tục đi vào pha S và diễn ra nguyên phân và nếu không vượt qua tế bào đi vào quá trình biệt hoá.
    • Pha S là sự sao chép ADN và nhân đôi nhiễm sắc thể.
    • Khi kết thúc pha S, nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm hai sợi crômatit hay nhiễm sắc tử chị em giống hệt nhau đính với nhau ở tâm động và chứa hai phân tử ADN giống nhau tạo ra hai bộ thông tin di truyền hoàn chỉnh để truyền lại cho hai tế bào con sẽ được tạo ra qua nguyên phân.
    • Ở pha S còn diễn ra sự nhân đôi trung tử có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào sau này.
    • Pha G2 tiếp ngay sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtêin có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào. Nhiễm sắc thể ở pha này vẫn giữ nguyên trạng thái như ở cuối pha S.

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 1 trang 94 SGK Sinh học 10 NC HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • Cam Ngan

    1) Một tế bào sinh ducj đực của một đong vật ( 2n=24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo thành tinh trùng . Số lượng tinh trùng bằng ?

    2) Một phân tử mARN có 1200 đơn phân và tỉ lệ A:U:G:X = 1:3:2 :4 . Tính số nu loại G của mARN

    3) Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiddro và G /A = 3/2 . Mạch 1 của gen xcos A chiêm 15% , G chiếm 35% số Nu của mạch . Tính số nu các loại A, T, T, G, X của mạch 2

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Tường Vy

    một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần tạo 64 tế bào con xác định số lần nguyên phân

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • My Hien

    Xác định số nhiễm sắc thể cùng trang thái của chúng và số tam động của các kì nguyên phân. Cho 2n= 14.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thuy Kim

    B1: Mỗi chu kì nguyên phân của 1hợp tử giả sử luôn không đổi là 20 phút, thời gian của kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối lần lượt theo tỉ lệ 4:1:2:1:2

    a/ Tính thời gian của mỗi kì trong 1 chu kì nguyên phân

    b/ Sau khi hợp tử nguyên phân được 65 phút thì ở thời điểm này là lần nguyên phân thứ mấy và có bao nhiêu tế bào con được tạo thành từ hợp tử

    B2: Trong 1 chu kì nguyên phân của tế bào, người ta nhận thấy thời gian của giai đoạn chuẩn bị bằng \(\dfrac{3}{2}\) thời gian của cả 4 kì chính thức và mỗi kì chính thức đều có thời gian giống nhau là 1,5 phút. Sau khi tạo ra được 16 tế bào con thì quá trình nguyên phân của 1 tế bào mẹ ban đầu dừng lại.Hãy xác định thời gian của quá trình nguyên phân từ 1 tế bào mẹ nói trên. biết rằng tốc độ nguyên phân luôn không đổi

    B3: 3 hợp tử tiến hành nguyên phân đồng loạt với tốc độ bằng nhau không đổi trong 36 phút và đã tạo ra tổng số 24 tế bào con. Biết rằng trong mỗi chu kì nguyên phân của mỗi hợp tử đều có giai đoạn chuẩn bị dài gấp đôi thời gian của các kì còn lại và 4 kì phân bào chính thức dài bằng nhau.Xđ:

    a/ Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử

    b/ Thời gian của mỗi chu kì nguyên phân

    c/ Thời gian của mỗi kì trong 1 chu kì nguyên phân

    # Các bn có thể lm ngắn gọn cx đk :)

    Thank

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Hồng Tiến

    Có 1 tế bào của loài A và 1 tế bào của loài B tạo ra 20 tế bào với số lần nguyên phân của A<B. Tổng số NST mà môi trường cần cung cấp cho 2 tế bào nguyên phân là 264 và bộ NST lưỡng bội của loài B gấp đôi loài A. Xác định : a, số lần nguyên phân mỗi hợp tử và bộ NST mỗi loài b, số NST chứa trong các tế bào đã lần lượt xuất hiện và số thoi vô sắc hình thành

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phan Thị Trinh

    Có phải tất cả các tế bào đều có nguyên phân không?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Nhật Minh

    Quan sát 1 hợp tử của 1 loài động vật đang thực hiện nguyên phân, số tế bào có ở kỳ sau của lần
    nguyên phân thứ ba là
    A. 2 tế bào. B. 4 tế bào. C. 6 tế bào. D. 8 tế bào.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • truc lam

    Có 3 tế bào 2n=8 tham gia nguyên phân năm lần

    a, tính số tế bào con tạo thành

    b, tính số NST trog những tế bào con

    c, tính số NST môi trường cug cấp để hình thành các tế bào con trên

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu hằng

    Có một tế bào sinh dưỡng của 1 loài nguyên phân 5 lần và đã tạo ra số tế bào con chứa tất cả 1600 NST. Hãy xác định :

    1. Giao tử bình thường của loài trên chứa bao nhiêu NST?

    2.Số NST cùng trạng thái ,số nhiễm sắc tử có mỗi tế bào của loài trên ở 1 trong các kì sau của dãy nguyên phân:

    a)Kì trung gian

    b)Kì giữa

    c)Kì sau

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON