YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào


Qua nội dung bài giảng Các phân tử sinh học trong tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về các phân tử sinh học có trong tế bào.. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các phân tử sinh học trong tế bào

Các nguyên tố hoá học đã kết hợp với nhau hình thành nhiều phân tử sinh học (là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành), chúng có vai trò quan trọng đối với sự sống vì vừa là thành phần cấu tạo, vừa tham gia thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

Các phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành. Chúng là thành phần cấu tạo và thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

1.2. Carbohydrate

a. Đặc điểm chung của carbohydrate

Carbohydrate là phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là một phân tử đường đơn có từ 3 – 7 carbon, phổ biến nhất là đường 5 – 6 carbon.

Đa số carbohydrate có vị ngọt, tan trong nước và một số có tính khử. Tuỳ theo số lượng đơn phân trong phân tử mà carbohydrate được chia thành: đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).

b. Các loại đường đơn

Trong tế bào có hai loại đường đơn phổ biến là đường 5 carbon (gồm ribose và deoxyribose) và đường 6 carbon gồm: glucose, fructose và galactose. Các loại đường này đều có vị ngọt, dễ tan trong nước.

Trong tự nhiên, glucose có trong các bộ phận của thực vật, nhất là trong các loại quả chín. Ngoài ra, chúng còn có ở mật ong (khoảng 30 %), trong cơ thể người và động vật. Fructose cũng có nhiều trong các loại quả có vị ngọt, đặc biệt trong mật ong có hàm lượng fructose đến 40 % làm cho mặt ong có vị ngọt gắt. Galactose có nhiều trong sữa động vật.

Hình 6.1. Một số loại đường đơn

Do có nhóm –OH mà các đường đơn đều có tính khử, tính chất này được ứng dụng để định lượng và định tính đường có trong nước tiểu. Nhóm –OH giúp các đường đơn liên kết với nhau để tạo thành đường đôi và đường đa.

c. Các loại đường đôi

Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic (là liên kết được hình thành giữa hai phân tử đường hoặc giữa một phân tử đường và một phân tử khác). Trong tế bào có ba loại đường đôi phổ biến là saccharose (gồm một phân tử glucose liên kết với một fructose), maltose (gồm hai phân tử glucose) và lactose (gồm một phân tử glucose và một phân tử galactose). Ba loại đường đôi này đều tan trong nước và có vị ngọt.

Hình 6.2. Sự hình thành phần từ sacchanse

d. Các loại đường đa

Hình 6.3. Cấu tạo thành tế bào thực vật từ cellulose (a). Cấu tạo của amylose (b); Cấu tạo của amylopectin hoặc glycogen (d

Đường đa gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycosidic, chúng có kích thước và khối lượng phân tử lớn. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm: tinh bột (khoảng 20 % amylose và 80 % amylopectin), cellulose, glycogen, chitin. Chúng đều được cấu tạo từ các đơn phân là glucose hoặc dẫn xuất của glucose. Nhiều loại đường đa không tan trong nước.

e. Vai trò của carbohydrate

Carbohydrate là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống (chủ yếu là glucose), đồng thời cũng là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể (tinh bột ở thực vật, glycogen ở nấm và động vật).

Carbohydrate còn tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật như thành tế bào thực vật (cellulose), thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của côn trùng (chitin), thành tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Một số carbohydrate còn liên kết với protein hoặc lipid tham gia cấu tạo mảng sinh chất và kênh vận chuyển các giải lạnh chất trên mảng. Các đường đơn 5 carbon (ribose, deoxyribose) tham gia cấu tạo nucleic acid.

Carbohydrate được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa. Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể.

1.3. Lipid

a. Đặc điểm chung của lipid

Lipid được cấu tạo từ ba nguyên tố chính là C, H, O. Lipid không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, không tan trong nước (do trong cấu trúc chứa nhiều các liên kết C – H không phân cực) nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. Dựa vào cấu trúc phân tử, người ta chia thành tan trong nước. lipid đơn giản và lipid phức tạp.

b. Lipid đơn giản

Lipid đơn giản gồm ba loại: mỡ (ở động vật), dầu (ở thực vật và một số loài cá) và sáp. Mỡ được cấu tạo từ các acid béo no (trong phản tử chỉ có liên kết đơn) nên tồn tại ở trạng thái rắn, trong khi đó dầu được cấu tạo từ các acid béo không no (trong phân tử có liên kết đôi) nên có dạng lỏng. Sáp có ở mặt trên của lớp biểu bì lá, mặt ngoài vỏ của một số trái cây, bộ xương ngoài của côn trùng, lông chim và thủ.

Hình 6.4. Cấu tạo của mỡ động vật (a) và dầu thực vật (b)

c. Lipid phức tạp

Hình 6.5. Cấu tạo của phospholipid (a) và testosterone (b)

Phospholipid có cấu tạo gồm một phân tử glycerol liên kết với hai phân tử acid béo và một nhóm một đầu và nước và một đầu kị nướcột alcal phúc. Do đó, ph phosphate (nhóm này liên kết với một alcol phức). Do đó, phospholipid có tính lưỡng cực, gồm Steroid có cấu tạo gồm phân tử alcol mạch vòng liên kết với acid béo. Một số steroid có trong cơ thể sinh vật như cholesterol, estrogen, testosterone, dịch mật, carotenoid và một số vitamin (A, D, E, K).

d. Vai trò của lipid

Vai trò chính của lipid là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể (mỡ và dầu). Ngoài ra, lipid còn là thành phần cấu tạo màng sinh chất (phospholipid, cholesterol), tham gia vào nhiều hoạt động sinh 12. Lipid có những vai trò gì đối với lí của cơ thể như quang hợp ở thực vật (carotenoid), tiêu hoá (dịch sinh vật? Cho ví dụ. mật) và điều hoà sinh sản ở động vật (estrogen, testosterone).

Lipid được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O. Lipid được chia thành hai nhóm là lipid đơn giản (mỡ, dầu và sáp) và lipid phức tạp (phospholipid và steroid). Lipid có vai trò dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia cấu tạo tế bào và nhiều quá trinh sinh lí của cơ thể.

1.4. Protein

a. Đặc điểm chung của protein

Protein là đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật, chúng là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các amino acid. Tính đa dạng và đặc thù của protein được quy định bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của 20 loại amino acid. Các loại amino acid khác nhau ở gốc R (gốc R có thể là –H, –CH, -CH, SH,...).

Hình 6.7. Mô hình cầu tạo amino acid

Về mặt dinh dưỡng, các amino acid được chia thành hai nhóm là amino acid thay thế và amino acid không thay thế. Cơ thể sinh vật có thể tự tổng hợp được các amino acid thay thế nhưng không thể tự tổng hợp các amino acid không thay thế (valine, leucine, methionine,...). Do đó, các amino acid không thay thế phải được cung cấp từ các nguồn khác nhau. Cơ thể người có thể thu quán thực phẩm giàu protein những tướng nhận protein từ một số nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa.

b. Các bậc cấu trúc của protein

Hình 6.8. Các bậc cấu trúc của protein

Cấu trúc bậc 1: Được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide (là liên kết được hình thành giữa nhóm carboxyl của amino acid đứng trước và nhóm amino của amino acid đứng sau, đồng thời loại đi một phân tử nước) tạo thành chuỗi polypeptide có dạng mạch thẳng. Một phân tử protein có thể được cấu tạo từ vài chục đến vài trăm amino acid.

Hình 6.9. Sự hình thành liên kết peptide

Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptide không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà xoắn lại thành xoắn lò xo \(\alpha \) hoặc gấp nếp tạo phiến gấp \(\beta \). Cấu trúc này được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen giữa các amino acid đứng gần nhau.

Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng. Cấu trúc không gian đặc trưng quy định chức năng sinh học của phân tử protein. Cấu trúc bậc 3 của protein được giữ ổn định nhờ liên kết hydrogen, cầu nối disulfite (-S-S-),...

Cấu trúc bậc 4: Một số phân tử protein được hình thành do sự liên kết từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành cấu trúc bậc 4. Ví dụ như phân tử hemoglobin gồm hai chuỗi \(\alpha \) và hai chuỗi \(\beta \).

Cấu trúc không gian của protein có thể bị phá huỷ khi chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, kim loại nặng, độ pH,... gây biến tính protein. Khi đó, protein sẽ bị mất chức năng sinh học.

c. Vai trò của protein

Protein đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống: cấu tạo nên tế bào và cơ thể (protein cấu tạo màng sinh chất, tế bào cơ), nguồn dự trữ các amino acid (albumin trong lòng trắng trứng gà), xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào (enzyme), điều hoà các hoạt động sinh lí trong cơ thể (hormone), trong máu. vận chuyển các chất (hemoglobin), bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh (kháng thể). Nhiều protein tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể; tiếp nhận, đáp ứng các kích thích. của môi trường (thụ thể nằm trên màng sinh chất),

- Protein là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O, N.

- Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các amino acid. Amino acid được chia thành hai nhóm là amino acid thay thế và amino acid không thay thế.

- Protein có nhiều bậc cấu trúc khác nhau: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4. Protein là phân tử sinh học có chức năng đa dạng nhất trong tế bào: cấu tạo, dự trữ amino acid, xúc tác, điều hoà, vận chuyển, bảo vệ, vận động, thu nhận thông tin,...

1.5. Nucleic acid

a. Đặc điểm chung của nucleic acid

Nucleic acid là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân; mỗi đơn phản là một nucleotide gồm ba thành phần được mô tả như trong Hình 6.11.

Dựa vào kích thước mà các base được chia thành hai nhóm là purine gồm Adenine và Guanine; pyrimidine gồm Cytosine, Thymine và Uracil. Do các loại nucleotide khác nhau ở các base nên người ta dùng tên của các base để đặt tên cho nucleotide. Nucleic acid được chia thành hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA).

Trong đó, DNA được cấu tạo từ bốn loại nucleotide là A, T, G, C; còn RNA được cấu tạo từ A, U, G, C..

Hình 6.11. Cấu tạo các loại nucleotide

b. Cấu tạo và chức năng của DNA

Năm 1953, hai nhà khoa học James D. Watson và Francis Crick đã công bố mô hình cấu trúc phân tử DNA. Theo mô hình này, DNA là một phân tử có cấu trúc xoắn kép gồm hai mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau (3' – 5' và 5' – 3'), xoắn đều từ trái sang phải quanh một trục tưởng tượng theo chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm mười cặp nucleotide. Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen; Gliên kết với C bằng ba liên kết hydrogen).

Mỗi phân tử DNA thường có kích thước rất lớn, có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm micrometer (\(\mu \)m).

Hình 6.12. Mô hình cấu trúc phân tử DNA (1 Ao = 10-3 mm = 10-4 \(\mu \)m = 10-7 mm

DNA có tính đa dạng và đặc thù do các phân tử DNA khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nucleotide. Nhờ có tính đa dạng và đặc thù của DNA mà các loài sinh vật cũng có tính đa dạng và đặc thù. Trên phân tử DNA, trình tự các nucleotide mang thông tin mà hoa cho một sản phẩm là protein hoặc RNA được gọi là gene. Một phân tử DNA mang rất nhiều gene. Phân tử DNA ở sinh vật nhân sơ có cấu trúc xoắn kép, dạng vòng; ở sinh vật nhân thực, DNA CÓ cấu trúc xoắn kép, dạng không vòng.

DNA có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Nhà có cấu trúc cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein mà thông tin di truyền trên DNA được bảo quản rất chặt chẽ. Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt qua các thế hệ nhờ quá trình tại bản DNA trong phân bào. cũi thông qua việc so sánh mức độ tương đồng DNA có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như xác định quan hệ huyết thống, truy tim tội phạm và nghiên cứu phát sinh loài thông qua việc so sánh mức độ tương đồng giữa các phân tử DNA của các đối tượng sinh học.

C. Cấu tạo và chức năng của RNA

Phân tử RNA có cấu tạo như DNA, tuy nhiên hầu hết các phân tử RNA đều có mạch đơn, dạng thẳng hoặc xoắn kép cục bộ.

Dựa vào chức năng, người ta chia RNA thành ba loại chính: RNA thông tin (mRNA), RNA vận chuyển (tRNA) và RNA ribosome (RNA).

RNA thông tin (mRNA): được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã (tổng hợp protein), truyền đạt thông tin di truyền từ DNA đến ribosome.

RNA vận chuyển (tRNA): vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã, từ trình tự các nucleotide trên mRNA được dịch thành trình tự các amino acid trên protein.

RNA ribosome (rRNA): là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome, nơi tổng hợp protein trong tế bào.

Trong tế bào nhân thực, còn một số loại RNA khác tham gia vào hoạt động di truyền của tế bào như: snRNA tham gia quá trình hoàn thiện mRNA; snoRNA tham gia quá trình biến đổi hoá học các loại RNA, trong đó, chủ yếu là RNA; miRNA và siRNA tham gia điều hoà biểu hiện gene.

Ở một số virus, RNA đóng vai trò là vật chất di truyền mang thông tin quy định các đặc điểm cấu tạo của chúng.

Hình 6.13. Cấu tạo phân tử tRNA (a), mARN (b) và rARN (c)

- Nucleic acid được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là các nucleotide. Các loại nucleotide cấu tạo nên DNA gồm A, T, G, C; còn RNA gồm A, U, G, C

- DNA có cấu tạo gồm hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung, DNA có chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền,

- RNA thường có cấu tạo gồm một chuỗi polynucleotide, có ba loại chính: mRNA, IRNA và IRNA. Mỗi loại có cấu trúc và chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.

Bài tập minh họa

Bài 1.

Tại sao dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ huyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường?

Phương pháp giải:

- Mỗi tế bào đều gồm nhân mang thông tin di truyền. Thông tin di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và có trong tất cả các tế bào.

- Mô được cấu tạo từ rất nhiều tế bào.

Lời giải chi tiết:

Vì DNA có tính đặc thù và có ở tất cả các tế bào nên dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ huyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường.

Bài 2.

Liên hệ thực tế kể tên một số loại thực phẩm có chứa các loại đường đôi.

Phương pháp giải:

Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glycoside (là liên kết được hình thành giữa hai phân tử đường hoặc giữa một phân tử đường và một phân tử khác).

Lời giải chi tiết:

Một số loại thực phẩm có chứa các loại đường đôi:

- Saccharose có nhiều trong thực vật, đặc biệt là mía và củ cải đường.

- Maltose (còn gọi là đường mạch nha) có trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.

- Lactose (đường sữa) có trong sữa người và động vật.

Luyện tập Bài 6 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

- Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

- Vận dụng được kiến thức về thành phần hoa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống truy tìm tội phạm...).

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 24 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 24 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 24 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 25 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 25 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 25 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 26 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 26 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 7 trang 26 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 8 trang 26 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 9 trang 26 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 27 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 10 trang 27 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 11 trang 27 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 12 trang 27 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 13 trang 28 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 14 trang 28 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 15 trang 28 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 16 trang 29 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 29 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 17 trang 30 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 18 trang 31 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 19 trang 31 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 20 trang 31 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 21 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 3 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 4 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 5 trang 32 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.1 trang 17 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.2 trang 17 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.3 trang 17 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.4 trang 17 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.5 trang 17 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.6 trang 178 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.7 trang 18 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.8 trang 18 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.9 trang 189 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.10 trang 18 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.11 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.12 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.13 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.14 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.15 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.16 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.17 trang 19 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.18 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.19 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.20 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.21 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.22 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.23 trang 20 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.24 trang 21 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 6.25 trang 21 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 6 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON