Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 : Khái quát về tế bào
YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 : Khái quát về tế bào


Qua nội dung bài giảng Khái quát về tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu khái quát về tế bào... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Học thuyết tế bào

Năm 1665, Robert Hooke đã sử dụng kính hiển vi quang học do ông tự phát minh để quan sát các lát mỏng từ vỏ bần của cây sồi, ông đã quan sát thấy vỏ bán được cấu tạo bởi các khoang rỗng nhỏ.

Hình 4.2. Robert Hooke và các khoang rỗng mà ông quan sát được

Năm 1674, Antonie van Leeuwenhoek trở thành một trong những người đầu tiên mô tả các tế bảo sống khi ông quan sát thấy nhiều loài nguyên sinh vật bơi trong một giọt nước ao. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên quan sát thấy vi khuẩn.

Hinh 4.3. Antonie van Leeuwenhoek và một số vi sinh vật mà ông quan sát được

Đáng chú ý hơn cả là kết quả công trình nghiên cứu của nhà thực vật học Matthias Schleiden (1838) và nhà động vật học Theodor Schwann (1839) đã cho thấy sự tương đồng về cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật. Trên cơ sở công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó, Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào với nội dung: “Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào và các sản phẩm của tế bào". Năm 1855, nhà khoa học Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đều đến từ các tế bào đã tồn tại từ trước.

Trong nhiều năm tiếp theo, cùng với sự phát triển của kĩ thuật chế tạo kính hiển vi, sinh học phân tử,... các nhà khoa học đã đưa ra các kết luận mới để hoàn thiện học thuyết tế bào: DNA là vật chất di truyền của tế bào, thành phần hoá học của các tế bào tương tự nhau, hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.

Những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào gồm:

– Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.

- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.

- Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.

– Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trọng tế bào.

1.2. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống

Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,..) đều diễn ra trong tế bào. Ví dụ: tế bào lá thực hiện quá trình quang hợp, sự vận động của tỉnh trùng trong ống dẫn trứng.

Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật đa bào (được cấu tạo gồm nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp của các tế bào khác nhau. Ví dụ: quá trình tiêu hoá ở động vật được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của các tế bào thuộc các cơ quan trong hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.

Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể sống.

 

Bài tập minh họa

Bài 1.

Hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?

Hình 4.1. Một phần tổ ong

Phương pháp giải:

Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.

Lời giải chi tiết:

Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào

Bài 2.

Lấy ví dụ để chứng minh tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

Phương pháp giải:

- Các cấp độ tổ chức sống thể hiện được các đặc trưng sống cơ bản như: chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng,.

Lời giải chi tiết:

- Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào, các hoạt động sống của cơ thể (chuyển hoá vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản,..) đều diễn ra trong tế bào.

Ví dụ: tế bào sinh tinh phát sinh các tinh trùng có vai trò trong sinh sản; tế bào phổi trao đổi O2 và CO2 tạo nên sự trao đổi khí ở phổi.

- Các sinh vật đơn bào dù chỉ được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể. Đối với cơ thể sinh vật đa bào (được cấu tạo gồm nhiều tế bào) thì các hoạt động sống của cơ thể là sự phối hợp hoạt động của các tế bào khác nhau.

Ví dụ: Các loài vi khuẩn đơn bào được cấu tạo từ một tế bào nhưng vẫn có thể trao đổi chất với môi trường để phát triển và sinh sản.

→ Tế bào là đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của sự sống.

Luyện tập Bài 4 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.

- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 19 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 19 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 19 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 19 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 20 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 20 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 20 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 20 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.1 trang 13 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.2 trang 13 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.3 trang 13 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.4 trang 13 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.5 trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.6 trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.7 trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.8 trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.9 trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4.10* trang 14 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 4 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON