Qua nội dung bài giảng Virus gây bệnh môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về các loại virus gây bệnh ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus
a. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
Sau khi xâm nhập tế bào vật chủ, virus có khả năng nhân lên rất nhanh, phá vỡ tế bào, tiếp tục lan truyền sang phá vỡ các tế bào khác. Cả thể bị nhiễm virus có thể lây truyền trong quần thể theo nhiều con đường khác nhau và tạo nên các dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Khi mới bị nhiễm virus, cơ thể thường không có các triệu chứng rõ rệt, đặc trưng, do đó khó kiểm soát sự lây lan của nó trong quần thể.
Phương thức truyền ngang (từ cả thể này sang cá thể khác)
Đối với người và động vật:
- Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết (sol khí) bắn ra khi họ, hát hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác (SARS-CoV-2, virus gây bệnh cúm, sởi, virus dịch tả lợn châu Phi,..).
- Virus lây lan qua đường tiêu hoá: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống (virus Rota; virus viêm gan A, B, C; virus gây bệnh đốm trắng ở tôm).
- Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục (HIV, virus Zika), qua đường máu, như dụng cụ y tế bị nhiễm trùng, vết cắn của chó, mèo, dơi, chuột, muỗi, ve, bét,... (HIV, virus Zika, virus gây viêm não Nhật Bản, virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi,..), qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày, như bàn phím máy tính, điều khiển tivi, nút bấm thang máy... (SARS-CoV-2, virus Zika,...).
- Đối với thực vật: Tế bào thực vật có vách cellulose nên virus 'giọt tiết không thể lây nhiễm như ở động vật mà chỉ có thể lây nhiễm qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động). Ví dụ: Côn trùng làm vector làm lây lan bệnh lùn xoắn lá, vàng lùn ở lúa gây ra thiệt hại kép (vừa bị côn trùng phá hoại vừa bị bệnh do virus).
Truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con)
- Đối với người và động vật: lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ (HIV, virus Zika, virus gây bệnh sởi, virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi).
- Đối với thực vật: virus có thể lây truyền qua phần hoa (virus gây bệnh vàng xoăn lá cà chua), qua hạt giống (virus gây bệnh khảm thuốc lá), qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau.
Hình 31.1. Các con đường lây truyền của SARS-CoV-2
Hình 31.2. Con đường lây nhiễm của virus thực vật qua côn trùng
Hình 31.3. Sự lây truyền virus trong không khí
b. Cách phòng chống bệnh do virus ở người, động vật và thực vật
Cách phòng chống bệnh do virus ở người
- Cần thực hiện một số biện pháp chung, như: chăm sóc sức khoẻ bản thân, tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khoẻ định kì, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định (nếu đã có vaccine), giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ,....
- Ngoài ra, cần tìm hiểu biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau (Bảng 31.1):
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp (SARS-CoV-2, virus gây bệnh cúm, sởi,..): Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,... Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ; Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác; Thực hiện khai báo y tế theo quy định...
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hoá (virus Rota; virus viêm gan A, B, C): Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát, đũa, li uống nước... với người khác...
+ Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày (HIV, virus Zika, virus gây viêm não Nhật Bản, SARS-CoV-2,...); sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; khử trùng các đồ dùng hằng ngày…..
+ Đối với các virus lây truyền theo con đường từ mẹ sang con (HIV, sởi,..): tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai; nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con.
Bảng 31.1. Triệu chứng và cơ chế ly truyền của một số bệnh do virus gây ra ở người
Cách phòng chống bệnh do virus ở động vật
Để phòng chống các bệnh do virus gây ra ở động vật trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, cần thực hiện các biện pháp sau: – Căn tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây chuyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí.
- Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm.
- Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình.
- Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lí ao, hồ trước khi nuôi thuỷ sản.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định.
- Chọn, tạo con giống khoẻ mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản,..
Bảng 31.2. Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở động vật
Cách phòng chống bệnh do virus ở thực vật
Để phòng chống các bệnh do virus gây ra cho các loài thực vật trong trồng trọt, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lí (Bảng 31.3).
- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quân thế.
- Phòng tránh, xử lí côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây. – Xử lí đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Chọn, tạo giống khoẻ, sạch bệnh để gieo trồng.
Bảng 31.3. Triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra ở thực vật
c. Các biến thể của virus
- Trong quá trình lây truyền, sau nhiều lần virus nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của chúng có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gene ban đầu, tạo ra các biến thể mới. Quần thể vi rus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng, do đó xác suất đột biến rất cao và có thể tạo ra rất nhiều biến thể (Ví dụ: hiện nay, trên thế giới đã phát hiện khoảng hơn 28 000 đột biến gene của SARS-CoV-2). Khi quả trình lây nhiễm tăng nhanh thì khả năng tạo ra các biến thể của virus cao hơn. Virus RNA nhiều hơn. có tỉ lệ đột biến rất cao, do khi sao chép chúng không có khả năng tự 6. Biến thể của virus là gì? Vì sao sửa chữa như ở virus DNA, do đó chúng có khả năng tạo ra biến thể virus có nhiều biến thể
- Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập vào các tể bảo vật chủ, do đó virus có khả năng lần tránh hệ miễn dịch. Khi hệ gene của virus bị biến đổi thì có thể kéo theo kháng nguyên bề mặt của biến thể mới cũng thay đổi. Khi các biến thể mới này nhiễm vào cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch. và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng.
Hình 31.4. Một số biến thể của SARS-CoV-2
Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức (truyền ngang và truyền dọc). Tuỳ vào từng phương thức và tùy vào loại virus gây bệnh mà chúng ta có biện pháp phòng chống hợp lí. Virus có khả năng đột biến với tần số cao nên thường tạo ra nhiều biến thể mới, gây nên các đại dịch nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con người; gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, trồng trọt. |
1.2. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
a. Chuẩn bị
- Máy ảnh/ điện thoại thông minh (nếu có); máy tính (nếu có); bút màu, giấy A0, A4; tranh, ảnh về bệnh do virus gây ra; phiếu điều tra.
b. Hướng dẫn thực hiện dự án
- Nội dung:
+ Mỗi nhóm tiến hành chọn một trong các đề tài sau để tìm hiểu về các bệnh do virus gây ra: (1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người; (2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật; (3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật.
+ Trong mỗi đề tài, cần điều tra các nội dung sau: Tên bệnh, virus gây bệnh, sự lây lan, hậu quả,
biện pháp phòng tránh.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án:
+ Mỗi nhóm tiến hành lập kế hoạch thực hiện dự án dựa trên kế hoạch của giáo viên và nộp cho giáo viên duyệt trước khi tiến hành.
+ Mẫu kế hoạch thực hiện dự án của học sinh:
+ Sau mỗi tuần, từng nhóm báo cáo lại cho giáo viên những nội dung đã và chưa thực hiện được. Những nội dung chưa thực hiện được thì nêu rõ lí do và đề xuất phương án giải quyết.
+ Có thể tham khảo các bước tiến hành dự án sau:
- Sản phẩm dự án:
+ Mỗi nhóm thực hiện hai sản phẩm học tập:
(1). Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh do virus gây ra ở địa phương em.
(2). Sản phẩm tuyên truyền:
+ Bài thuyết trình có thể làm dưới các hình thức khác nhau như bằng PowerPoint (hoặc phần mềm trình chiếu khác), video (có thuyết minh hoặc phụ đề).... Lưu ý, tăng cường sử dụng hình ảnh, video, sơ đồ,... Không để quá nhiều chữ. Xen kẽ trong bài thuyết trình cần có một số câu hỏi, bài tập, trò chơi để luyện tập, củng cố nội dung.
+ Mỗi nhóm tự lên ý tưởng cho bài thuyết trình của mình: đóng kịch, làm phim khoa học, buổi toạ đàm, trò chơi truyền hình,...
c. Báo cáo dự án
- Các nhóm báo cáo sản phẩm dự án theo kế hoạch của giáo viên và trong thời gian quy định.
- Sau khi mỗi nhóm báo cáo, cả lớp tiến hành tổ chức thảo luận, tranh luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung bài được đặt ra từ giáo viên hoặc từ các thành viên khác.
- Các nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện và nộp bài báo cáo theo yêu cầu của giáo viên,
d. Đánh giá dự án
- Tự đánh giá: Mỗi nhóm thực hiện đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi thành viên, ghi rõ mức độ hoàn thành và điểm số.
- Đánh giá đóng đẳng: Các nhóm đánh giá chéo theo bảng tiêu chí.
- Bảng đánh giá theo tiêu chí:
Bài tập minh họa
Bài 1.
Khi người bệnh (do nhiễm virus) håt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bản bay vào trong không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho những người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây truyền virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
Phương pháp giải:
Để hạn chế sự lây truyền, chúng ta cần thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, giãn cách, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ, tiêm vaccine,...
Lời giải chi tiết:
Để hạn chế sự lây truyền của virus, chúng ta cần ngăn chặn các con đường lây truyền của virus bằng cách đeo khẩu trang, giãn cách đối với các virus lây qua đường hô hấp; ăn chín uống sôi đối với các virus lây qua đường tiêu hóa; không dùng chung kim tiêm (đối với các virus lây qua đường màu), luôn luôn rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, tiêm vaccine...
Bài 2.
Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát?
Phương pháp giải:
Virus có thể lây lan theo nhiều con đường khác nhau và tạo nên các dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Khi mới bị nhiễm virus, cơ thể thường không có các triệu chứng rõ rệt, đặc trưng, do đó khó kiểm soát sự lây lan của nó trong quần thể.
Lời giải chi tiết:
Virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát do chúng có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau, khó phát hiện vì sau một thời gian nhiễm, người bệnh mới có các biểu hiện. Ngoài ra tần số và tốc độ đột biến của virus rất cao, nên chúng có thể tạo ra nhiều biến chủng mới.
Luyện tập Bài 31 Sinh học 10 CTST
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi,..) và cách phòng chống.
- Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.
- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.
3.1. Trắc nghiệm Bài 31 Sinh học 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 31 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cấu trúc
- B. Xúc tác.
- C. Điều hòa.
- D. Bảo vệ.
-
- A. 1 - 2 tuần
- B. 2 - 3 tuần
- C. 3 - 6 tháng
- D. 6 - 8 tuần
-
- A. làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
- B. gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào)
- C. kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu máu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
- D. kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 31 Sinh học 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 31 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 1 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 2 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 3 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 4 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 148 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 5 trang 150 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 150 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 6 trang 152 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình thành kiến thức mới 7 trang 152 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 152 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 152 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Bài tập 2 trang 154 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.1 trang 95 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.2 trang 95 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.3 trang 95 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.4 trang 95 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.5 trang 95 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.6 trang 96 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.7 trang 96 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.8 trang 96 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.9 trang 96 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.10 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.11 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.12 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.13 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.13 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.14 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.15 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 31.16 trang 97 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 31 Sinh học 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247