Ôn tập Vật Lý 9 Chương 1 Điện Học
Để đạt được kết quả cao trong học tập, các em có thể tham khảo tài liệu Ôn tập Vật Lý 9 Chương 1 Điện Học do Học247 tổng hợp dưới đây để làm tư liệu tham khảo cũng như rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải đề thi, tổng hợp kiến thức và trau dồi kinh nghiệm làm bài. Với nội dung biên soạn bám sát với phân phối chương trình học, tài liệu cung cấp cho các em hệ thống công thức đầy đủ của chương 1 và các bài tập minh họa phân loại theo từng dạng bài được trình bày rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, Học247 còn giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi thông qua các đề thi trắc nghiệm online, các đề kiểm tra 1 tiết được sưu tầm từ nhiều trường THCS khác nhau trên cả nước để các em có thể đánh giá được năng lực của bản thân mình, từ đó có được phương pháp ôn thi thật hiệu quả. Hy vọng rằng đây sẽ là 1 tài liệu bổ ích trong quá trình ôn luyện của các em. Mời các em cùng tham khảo!
Đề cương Ôn tập Vật Lý 9 Chương 1
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Định luật Ôm- Điện trở của dây dẫn
1.1. Định luật Ôm: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
- Công thức: \(I = \frac{U}{R}\)
Trong đó: I:Cường độ dòng điện (A),
U : Hiệu điện thế (V)
R Điện trở (W)
- Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10-3A
Chú ý:
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai dầu dây dẫn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U = 0; I = 0)
- Với cùng một dây dẫn (cùng một điện trở) thì: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
1.2. Điện trở dây dẫn:
- Trị số \(R = \frac{U}{I}\) không đổi với một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
- Đơn vị: W. 1MW = 103kW = 106W
Chú ý:
- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.
- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.
2. Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp
2.1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp
- Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm:
I=I1=I2=…=In
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:
U=U1+U2+…+Un
2.2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
a. Điện trở tương đương (Rtđ) của một đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch, sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi.
b. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành:
Rtđ=R1+R2+…+Rn
2.3. Hệ quả:Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỷ lệ thuận với điện trở điện trở đó
\(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
3. Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song
3.1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song
-
Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I=I1+I2+…+In
-
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. U=U1=U2=…=Un
3.2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
\(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)
3.3. Hệ quả
- Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thì: \({R_{td}} = \frac{{{R_1}.{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)
- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở đó: \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
4. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố của dây
Điện trở dây dẫn tỷ lệ thuận với chiều dài của dây, tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn
Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần): \(R = \rho \frac{l}{S}\) Trong đó:
l : chiều dài dây (m)
S : tiết diện của dây (m2)
r : điện trở suất (Wm)
R : điện trở (W).
* Ýnghĩa của điện trở suất
- Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện là 1m2.
- Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.
* Chú ý:
- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\)
- Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
- Hai dây dẫn cùng chất liệu: \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}.\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\)
- Đổi đơn vị: 1m = 100cm = 1000mm
1mm = 10-1cm = 10-3m
1mm2=10-2cm2=10-6m2
5. Biến trở – Điện trở dùng trong kỹ thuật
5.1. Biến trở
-
Được dùng để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
-
Các loại biến trở được sử dụng là: biến trở con chạy, biến trở tay quay, biến trở than (chiết áp).Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
5.2. Điện trở dùng trong kỹ thuật
-
Điện trở dùng trong kỹ thuật thường có trị số rất lớn.
-
Được chế tạo bằng lớp than hoặc lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lớp cách điện
-
Có hai cách ghi trị số điện trở dùng trong kỹ thuật là:
+ Trị số được ghi trên điện trở.
+ Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở (4 vòng màu).
6. Công suất điện
6.1. Công suất điện: Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.
Công thức: P = U.I ,
Trong đó: P công suất (W);
U: hiệu điện thế (V);
I : cường độ dòng điện (A)
Đơn vị: Oát (W); 1MW=1000kW=1.000.000W ; 1W=103kW=10-6MW
6.2. Hệ quả: Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:
P = I2.R hoặc P = \(\frac{{{U^2}}}{R}\) hoặc tính công suất bằng A/t
6.3. Chú ý
- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.
- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.
7. Điện năng- Công của dòng điện
7.1. Điện năng
* Điện năng là gì?
- Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.
* Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
- Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng…
Ví dụ:
- Bóng đèn dây tóc: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.
- Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.
- Quạt điện, máy bơn nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
* Hiệu suất sử dụng điện
- Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.
Công thức: \(H = \frac{{{A_1}}}{A}.100\% \)
Trong đó: A1: năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.
A: điện năng tiêu thụ.
7.2. Công dòng điện (điện năng tiêu thụ)
* Công dòng điện
- Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.
- Công thức: A = P.t = U.I.t
Trong đó: A: công doàng điện (J)
P: công suất điện (W)
t: thời gian (s)
U: hiệu điện thế (V)
I: cường độ dòng điện (A)
- Ngoài ra còn được tính bởi công thức: A=I2Rt hoặc \(A = \frac{{{U^2}}}{R}t\,\)
8. Định luật Jun-Lenxơ (Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua)
* Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua
* Công thức: Q = I2.R.t
Trong đó: Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)
I: cường độ dòng điện (A)
R: điện trở (\(\Omega \))
t: thời gian (s)
* Chú ý:
- Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức: Q=0,24I2Rt
- Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức : Q=UIt hoặc \(Q = \frac{{{U^2}}}{R}t\,\)
9. Sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện
* Một số quy tắc an toàn điện:
-
Thực hành, làm thí nghiệm với hiệu điện thế an toàn: U < 40V
-
Sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện tốt và phù hợp
-
Cần mắc cầu chì, cầu dao...cho mỗi dụng cụ điện
-
Khi tiếp xúc với mạng điện 220V cần cẩn thận, đảm bảo cách điện
-
Khi sửa chửa các dụng cụ điện cần: Ngắt nguồn điện, phải đảm bảo cách điện
* Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng :
-
Giảm chi tiêu cho gia đình
-
Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn
-
Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp bị quá tải
-
Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất
-
Bảo vệ môi trường
-
Tiết kiệm ngân sách nhà nước
* Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng:
-
Cần phải lựa chọn các thiết bị có công suất phù hợp
-
Không sử dụng các thiết bị trong những lúc không cần thiết vì như vậy sẽ gây lãng phí điện
B. Bài tập minh họa
Bài 1:
Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:
\(R = \frac{U}{I} = \frac{{12}}{{1,2}} = 10\Omega \)
Khi tăng thêm cường độ dòng điện là I'=1,5A thì U'=1,5.10=15V
Vậy ta phải tăng U thêm U=U'-U=15-12=3V
Bài 2:
Trong một tháng (30 ngày) một gia đình tiêu thụ một điện năng bằng 60 “số” ghi trên công tơ. Mỗi số ứng với 1kWh. Biết thời gian dùng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ.
a) Tính công suất tiêu thụ trung bình của các dụng cụ điện trong gia đình?
b) Nếu giá tiền điện sinh hoạt 1kWh là 1750 đồng, tính giá tiền điện phải trả trong tháng.
Hướng dẫn giải:
a) Tính công suất tiêu thụ : A = p.t
suy ra \(p = {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \frac{{A{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} }}{{t{\mkern 1mu} }}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = \frac{{60}}{{150}} = \frac{2}{5} = 0,4W\)
b) Số tiền phải trả là: 60.1750 = 105 000 đồng.
Trắc nghiệm Vật Lý 9 Chương 1
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 10 Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 14 Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 17 Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxo
-
Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 19 Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Đề kiểm tra Vật Lý 9 Chương 1
Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 1 Vật lý 9 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.
Đề kiểm tra Chương 1 Vật lý 9 (Tải File)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết các bài học Vật lý 9 Chương 1
-
Vật Lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
-
Vật Lý 9 Bài 3: Thực hành Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
-
Vật Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
-
Vật Lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
-
Vật Lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
-
Vật Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
-
Vật Lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
-
Vật Lý 9 Bài 15: Thực hành Xác định công suất của các dụng cụ điện
-
Vật Lý 9 Bài 18: Thực hành Kiểm nghiệm mối quan hệ Q-I^2 trong định luật Jun-Lenxo
Hướng dẫn giải Vật lý 9 Chương 1
Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 9 Chương 1 Điện Học. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 1 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !