YOMEDIA
NONE

Tự đánh giá: Rồi ngày mai con đi - Lò Cao Nhum - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Dưới đây là phần hướng dẫn soạn lý thuyết Tự đánh giá: Rồi ngày mai con đi thuộc bộ sách Cánh Diều được HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học trong Bài 7: Thơ thông qua các câu hỏi về tác phẩm cụ thể. Đồng thời, bài tập minh họa sẽ giúp các em ôn tập kĩ năng viết đoạn văn biểu cảm về một bài thơ đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Rồi ngày mai con đi - Lò Cao Nhum

Đọc văn bản Rồi ngày mai con đi - Lò Cao Nhum (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8): 

Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát 

B. Bốn chữ 

C. Năm chữ 

D. Tự do 

Trả lời: Đáp án D

Câu 2: Tác giả gieo vần nào trong toàn bài thơ? 

A. Vần lưng 

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần hỗn hợp

Trả lời: Đáp án D

Câu 3: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua cụm từ “con xuống núi"?

A. Ẩn dụ 

B. Hoán dụ 

C. So sánh 

D. Nói quá 

Trả lời: Đáp án B

Câu 4: Nghĩa của từ “ngỡ ngàng" trong bài thơ trên là gì?

A. Không tin vào những gì nhìn thấy, nghe thấy lần đầu tiên 

B. Hết sức ngạc nhiên trước những điều mới lạ 

C. Tỏ ra ngại, không dám làm việc gì

D. Mất cảm giác do bị tác động đột ngột và quá mạnh 

Trả lời: Đáp án B

Câu 5: Theo tác giả, khi “con xuống núi", mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến ai?

A. Người bố 

B. Người mẹ 

C. Người thầy 

D. Mọi người. 

Trả lời: Đáp án C

Câu 6: Theo tác giả, đâu là hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi?

A. Cán rìu, lưỡi hái do bố mẹ cho

B. Mo cơm, tay nải mà bố mẹ chuẩn bị 

C. Ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên

D. Chiếc gậy, tay nải của người con 

Trả lời: Đáp án C

Câu 7: Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?

A. So sánh, liệt kê, ẩn dụ, điệp ngữ

B. So sánh, tương phản, ẩn dụ, điệp ngữ

C. Liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa

D. Ấn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sá (

Trả lời: Đáp án C

Câu 8: Người con trong bài thơ được căn dặn những điều gì?

A. Chăm chỉ học hành để có tương lai tươi sáng 

B. Cần tin tưởng vào bản thân mình

C. Đừng quên mạch đá cội nguồn 

D. Hãy chảy như suối về với biển 

Trả lời: Đáp án C

Câu 9: Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?

Đi như suối chảy về với biển

Chớ quên mạch đá cội nguồn

Trả lời: 

- Hai dòng thơ Đi như suối chảy về với biển/ Chớ quên mạch đá cội nguồn kể lại sự việc người con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là khong được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã.

Câu 10:

Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Rồi ngày mai con đi.

Trả lời: 

Rồi ngày mai con đi là một bài thơ rất sâu sắc ý nghĩa của Lò Cao Nhum kể về lời căn dặn của sư thầy với đệ tử của mình khi xuống núi hòa nhập cộng đồng. Người thầy dự đoán trước những khó khăn con sẽ gặp phải khi con xuống núi: môi trường mới, thành phố mới nhiều màu sắc, lòng người đỏ đen… Nhưng khi gặp khó khăn con sẽ nhớ đến thầy, nhớ đến những tình yêu thương, bài học thầy đã truyền lửa cho con để cố gắng và bước tiếp. Khi con xuống núi hòa nhập với môi trường cộng đồng, con sẽ nhanh nhẹn, mạnh mẽ hòa nhập tốt với cộng đồng, thuận lợi như suối chảy về biển. Tuy nhiên người thầy căn dặn con chớ quên mạch đá cội nguồn, tức là không được quên nơi con từng gắn bó và trưởng thành. Trên đường đời con đi gặp nhiều khó khăn vất vả, hãy nhớ về thầy, về nơi con đã sinh thành, thầy sẽ là ngọn lửa, bài học của thầy sẽ là ngon lửa giúp ấm lòng con, cho con vịn đứng lên sau vấp ngã. Qua đây chúng ta thấy được thầy là người có con mắt 

1.2. Hướng dẫn tự học

Câu 1: Sưu tầm thông tin về các tác giả, đặc điểm nội dung và hình thức của các tác phẩm đã học ở Bài 7 từ nhiều nguồn khác nhau (Internet, sách, báo,...), bao gồm các bài viết, hình ảnh, video,... Từ đó, đánh giá các thông tin đã sưu tầm được (Các thông tin đó đã đầy đủ và phù hợp chưa? Các thông tin đó có chính xác không?).

Tên văn bản

Thông tin

Đánh giá thông tin

Những cánh buồm

- Tác giả Hoàng Trung Thông (1925 –1993), ông quê quán: Nghệ An. Ông không chỉ sáng tác thi ca và nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, viết thư pháp, Hoàng Trung Thông đảm nhiệm các chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Tổng biên tập báo Văn nghệ, báo Tác phẩm mới; Giám đốc nhà xuất bản văn học… Đặc điểm thơ: thơ của ông giản dị, cô động, chứa cảm xúc trong sáng. Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Trung Thông: Chặng đường mới của văn học chúng ta (1961), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (1979), Quê hương chiến đấu (1955), Những cánh buồm (1964), 17 bài thơ, Đầu sóng (1968), Trong gió lửa (1971)…

- ND: Lời thơ nhẹ nhàng, thuật lại cuộc trò chuyện giữa hai cha con trước biển cả bao la. Qua đó, ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ  và thể hiện tình cảm cha con sâu sắc, người cha đã dìu dắt và giúp con khám phá cuộc sống.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mây và sóng

- Nhà thơ Ta-go: Ta-go (1861-1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được giải Nô-ben về văn chương với tập thơ "Thơ Dâng". Ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại, một nghệ sĩ nhân tài để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ:

+ 52 tập thơ, tiêu biểu nhất là các tập thơ: Thơ Dâng (1913), Người làm vườn (1914), Mùa hái quả (1915), Trăng non (1915), Tặng phẩm của người yêu (1918)…

+ 42 vở kịch: Sự tar thù của tự nhiên (1883), Vua và hoàng hậu (1889), ...

+12 bộ tiểu thuyết: Gôra, Đắm thuyền, ...

+ Trên 3000 bức họa còn được lưu trữ trong các bảo tàng nghệ thuật, hàng trăm ca khúc và ngót 200 truyện ngắn

+ Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp. Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Mẹ và quả

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

Thông tin chính xác trên trang Wikipedia Tiếng Việt

Câu 2: Đọc thêm một số bài thơ viết về chủ đề tình cảm bố mẹ với con cái và con cái với bố mẹ.

Trả lời: 

- Một số bài thơ viết về tình cảm bố mẹ với con cái và con cái với bố mẹ:

+ Mẹ (Chu Lai)

+ Nói với con (Y Phương)

+ Công cha nghĩa mẹ (Phong Đại)

+ Ơn nghĩa sinh thành (Trần Quân)….

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn phân tích bài thơ Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài thơ Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

- Kết hợp hiểu biết cá nhân để viết bài cảm nhận

- Có thể tham khảo một số nội dung chính sau:

Tác phẩm Những cánh buồm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm

Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch

Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu số 1:

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Đoạn văn mẫu số 2:

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh thiên nhiên sau một đêm mưa rả rích hiện ra tràn đầy sức sống. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Hình ảnh của cha và con cũng hiện lên với nét đáng yêu. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị, còn con lại mong muốn được khám phá. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con vậy. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con, sẽ được con thực hiện. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Đoạn văn mẫu số 2:

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, có thể thấy, Những cánh buồm là một bài thơ hay, ý nghĩa.

Lời kết

- Học xong bài Tự đánh giá: Rồi ngày mai con đi - Lò Cao Nhum, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung văn bản Rồi ngày mai con đi

+ Hiểu được ý nghĩa của bài thơ Rồi ngày mai con đi

+ Vận dụng kiến thức để viết đoạn văn cảm nhận về một bài thơ

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Rồi ngày mai con đi - Lò Cao Nhum Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON