Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 kiểm tra mức độ nắm kiến thức Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng, HOC247 đã biên soạn bài giảng chi tiết các câu hỏi liên quan kiến thức đã học ở Bài 3. Đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa ở cuối bài học giúp các em ôn tập tốt hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất
Đọc văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất (trang 79 SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1: Nội dung chính của đoạn chữ in nghiêng ở phía trên văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại những câu chuyện phiêu lưu và thảm hiếm miệng núi lửa
B. Miêu tả cảnh một giáo sư người Đức thực hiện cuộc du hành trong lòng đất
C. Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ
D. Kể lại cảnh đoàn thám hiểm khám phá những bí mật trong trung tâm Trái Đất
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại câu chuyện A-xen bị tai nạn, rơi vào một chiếc hang rộng vô cùng
B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất
C. Kể lại việc vì sao cậu bé A-xen lại bị rơi vào chiếc hang rộng vô cùng
D. Kể lại cảnh cậu bé A-xen khám phá ra bí mật của vùng biển Lin-đen-brốc
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 3: Không gian trong đoạn trích là không gian nào?
A. Trong hang và trên mặt đất
B. Trong lòng chiếc hang khổng lồ
C. Bãi biển và bầu trời
D. Bầu trời sao và vòm đá hoa cương
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 4: Vì sao biển ngầm trong đoạn trích lại có tên là Lin-đen-brốc?
A. Tên biển đã có từ thời xa xưa
B. Do người dân địa phương đặt từ lâu
C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó
D. Lấy tên từ một truyền thuyết về biển cả
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 5: Trí tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông
B. Cảnh cậu bé A-xen bị hất xuống một đường hầm thẳng đứng
C. Cảnh từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát vàng mịn.
D. Cảnh khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương
Trả lời:
Chọn đáp án: D
Câu 6: Phương án nào nêu nhận xét đúng về cách viết của tác giả trong đoạn trích trên?
A. Sử dụng nhiều chi tiết thần kì, hoang đường, không có thực
B. Sử dụng nhiều cảnh tượng mang yếu tố thần linh, siêu nhiên
C. Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học
D. Tạo ra tình huống li kì chỉ có trong truyện thần thoại, truyền thuyết
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 7: Câu văn nào thể hiện rõ người viết dựa vào kiến thức khoa học?
A. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ,..., tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần tuý do điện mà ra.
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tội ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. Nhưng cháu sẽ được nhìn thấy tận mắt và tự hiểu là có những điều mà khoa học địa chất chưa khám phá hết!
D. Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động.
Trả lời:
Chọn đáp án: A
Câu 8: Câu nào sau đây chứa số từ?
A. Trí tưởng tượng của tôi hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy!
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn!
D. Không lẽ cháu bị điên vì cháu thấy ánh sáng Mặt Trời, cháu nghe tiếng gió thổi và cả tiếng sóng vỗ nữa.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 9: Câu văn “Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động." đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hoá
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 10: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trả lời câu hỏi: Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!"?
Trả lời:
Ở cuối đoạn trích nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!” là bởi nhân vật đã trải qua một sự kiện bất ngờ là lọt vào trong một cái đường hầm gần như thẳng đứng khiến tôi bất tỉnh và máu me đầy người. Chưa hết ngạc nhiên về sự kiện đó thì được chứng kiến cảnh biển với đừng đợt sóng xô vào bãi cát vàng mịn, những ngọn núi sừng sững cao vút như xé toạc bòe biển đâm ra khơi. Hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhân vật “tôi” còn được tận mắt chứng kiến vòm đá hoa cương ở cửa hang giống như những đám mây óng ánh chuyển màu. Tuy nhiên ở đây ánh sáng không phải ánh mặt trời mà là ánh điện nên “tôi” cảm thấy u sầu và ảm đạm. Trở lại thực tại là nhân vật “tôi” đang bị giam trong một cái hang không ước được diện tích và trước mặt là biển cả. Tất cả những điều đó khiến cho nhân vật “tôi” sửng sốt và kinh hãi.
1.2. Hướng dẫn tự học
Câu 1: Tìm đọc các truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển, Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ và các truyện khoa học viễn tưởng khác để có thể giới thiệu (viết hoặc nói) trước lớp.
Trả lời: HS tự tìm đọc những truyện này trên Web hocmai.vn để giới thiệu trước lớp về các truyện này.
Giới thiệu Hai Vạn Dặm Dưới Đáy Biển
Hai vạn dặm dưới đáy biển là một tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển của nhà văn người Pháp – Jules Verne xuất bản vào năm 1870. Câu chuyện kể về Thuyền trưởng Nê-mô – một người thù ghét đất liền và con tàu ngầm No-ti-lớt có một không hai của ông ta, từ quan điểm của giáo sư A-rô-nắc. Trong một chuyến đi khảo sát sinh vật biển bí ẩn trên chiếc tàu Lin-côn, giáo sư A-rô-nắc - một giáo sư giàu kiến thức ham mê tìm tòi; trợ lý Công-xây - anh phụ tá điềm tĩnh đến lạ thường, chung thành tuyệt đối, ham thích phân loại giống vật; và chàng thợ đánh bắt cá voi cừ khôi, nóng tính nhưng cũng trượng nghĩa - Nét Len, tất cả bị rơi khỏi tàu và vô tình bị bắt vào tàu ngầm No-ti-lớt của thuyền trưởng Nê-mô. Từ đây họ bắt đầu một hành trình khám phá thế giới đại dương huyền ảo với thuyền trưởng Nê-Mô và các thủy thủ trên tàu No-ti-lớt. Chiếc tàu Nau-ti-lux được xây dựng bí mật và đi lang thang khắp vùng biển không có bất kỳ chính phủ nào. Động lực của thuyền trưởng Nê-mô ngụ ý là sự khát khao về tri thức khoa học và là mong muốn nền văn minh vượt bậc. Nê-mô giải thích rằng tàu ngầm của ông được cung cấp điện và có thể thực hiện nghiên cứu sinh học biển tiên tiến; ông cũng nói với hành khách mới của mình rằng mặc dù ông đánh giá cao cuộc trò chuyện với một chuyên gia như A-rô-nắc, duy trì sự bí mật của sự tồn tại của ông và con tàu nên ông không bao giờ để chúng để lại. Ở Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc hoàn toàn đắm chìm vào cuộc phiêu lưu vòng quanh thế trong chiếc tàu ngầm No-ti-lớt khổng lồ với sức mạnh phi thường mà cho đến giờ vẫn chưa có loại tàu ngầm nào sánh bằng. Khi đã đắm chìm vào cuộc phiêu lưu ấy, không có gì là bí ẩn ở đáy biển nữa. Mọi thứ đều tường minh: Các rạn san hô thực sự của Biển Đỏ, những vụ va chạm của trận Vigo Bay, các kệ băng ở Nam Cực, cáp điện báo Transatlantic và vùng đất ngập nước huyền thoại của Atlantis…
Câu 2: Tìm hiểu xem các vấn đề khoa học viễn tưởng được nêu trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 3 đến nay đã trở thành hiện thực chưa. Hãy viết bài văn với nhan đề: “Khoa học đã biến những điều không thể thành có thể".
Trả lời:
- Các vấn đề khoa học viễn tưởng được nêu trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 3 đến nay đã trở thành hiện thực: đó là tàu ngầm hiện đại; con người đã tìm ra nguyên nhân làm gỉ sắt/thép và nghiên cứu các sản phẩm chống gỉ và con người chinh phục thành công các vì Sao trên Trái Đất.
- Bài viết ngắn: “Khoa học đã biến những điều không thể thành có thể"
Khoa học là hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên được đúc kết thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lí thuyết bằng các phương pháp khoa học. Các thành tựu khoa học mà chúng ta sử dụng hiện nay phải trải qua một quá trình và khoa học minh chứng một chân lí “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể". Tại sao lại khẳng định như vậy thì mời các bạn theo dõi bài viết về sự phát triển của máy tính – một vật dụng gắn bó mật thiết với đời sống con người thời đại 4.0.
Ngọn nguồn từ thực tế
Những năm cuối thế kỉ XIX, dân số ở Hoa Kì đã tăng vọt nhanh chóng, để điều tra dân số Hoa Kì phải mất 7 năm để hoàn thành. Vậy bài toán đặt ra cho Hoa Kì trong các cuộc điều tra dân số làm thế nào để điều tra nhanh, gọn và có hiệu quả. Từ vấn đề bức thiết đó, Chính phủ Hoa Kì đã tạo ra các máy tính dựa trên thẻ gỗ đục lỗ để tự động dệt các thiết kế vải. Có nghĩa là máy tính ra đời dựa trên những vấn đề bức thiết của cuộc sống.
Động lực phát triển
Cỗ máy đầu tiên ra đời đã có sự thuận lợi hơn nhưng vẫn còn những hạn chế, nó cồng kềnh chiếm diện tích cả căn phòng. Mơ ước một cỗ máy hoạt động nhỏ gọn, tính toán nhanh đã thúc thẩy các nhà khoa học nghiên cứu không ngừng nghỉ trên toàn thế giới. Năm 1936: Alan Turing trình bày khái niệm về một cỗ máy vạn năng, sau này được gọi là máy Turing, có khả năng tính toán bất cứ thứ gì có thể tính toán được. Khái niệm cốt lõi của máy tính hiện đại dựa trên ý tưởng này của ông. Sau đó 1 năm J.V. Atanasoff, giáo sư vật lý và toán học tại Đại học bang Iowa, cố gắng chế tạo chiếc máy tính đầu tiên không có bánh răng, dây đai hoặc trục. Và đến năm 1941: Atanasoff và sinh viên của ông, đã thiết kế một máy tính có thể giải quyết 29 phương trình đồng thời. Điều này đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một máy tính có thể lưu trữ thông tin trên bộ nhớ chính của nó. Năm 1943 - 1944: Hai giáo sư John Mauchly và J. Presper Eckert, đã xây dựng máy tính Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC). Được coi là “ông nội” của máy tính kỹ thuật số hiện đại, thân hình đồ sộ của nó chiếm hết một căn phòng với diện tích 6x12m, gồm 40 kệ cao 2,4m và có 18.000 ống chân không. Nó có khả năng xử lý 5.000 phép tính/một giây và hoạt động nhanh hơn bất cứ thiết bị nào trước đó. Năm 1958: Jack Kilby và Robert Noyce công khai mạch tích hợp, được gọi là chip máy tính. Kilby đã được trao giải thưởng Nobel Vật lý năm 2000 cho công trình của mình.
Như vậy xuất phát từ thực tế và nhu cầu của con người, từ những cỗ máy cồng kềnh khổng lồ sử dụng thẻ gỗ, con người đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ sử dụng tính toán linh hoạt tạo nên bước nhảy vọt của ngành khoa học máy tính, tạo nền tảng cho phát triển máy cảm ứng về sau.
Động lực và nền tảng để phát triển bền vững
Nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở tính toán mà còn để vui chơi, giải trí; nhu cầu về một chiếc máy nhỏ gọn, thông minh và đa chức năng là động lực cho ngành khoa học máy tính phát triển. Năm 1983: Hewlett-Packard 150 ra đời, đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc mở rộng công nghệ hiện nay. HP 150 là chiếc máy tính đầu tiên được thương mại hóa với công nghệ màn hình cảm ứng. Màn hình cảm ứng 9-inch của sản phẩm được trang bị các bộ thu và phát hồng ngoại ở xunh quanh để phát hiện vị trí ngón tay của người dùng. Nhận thức đúng đã thúc đẩy sự hình thành và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, gắn kết nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn trong hoạt động sản xuất máy tính, hàng loạt các thương hiệu ra đời đáp ứng nhu cầu của người dùng: HP, DELL, APPLE…
Sự ra đời của máy tính đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Không thể phủ nhận rằng, chính nhờ máy tính mà công việc, cuộc sống của con người ngày càng dễ dàng hơn. Lĩnh vực sản xuất máy tính vẫn còn rất phát triển. Tương lai chắc chắn sẽ còn nhiều sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt hơn nữa ra đời. Sự ra đời và phát triển của máy tính alf một minh chứng tiêu biểu cho khẳng định “khoa học đã biến những điều không thể thành có thể".
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy tìm thêm một số tác phẩm cùng đề tài hoặc chủ đề với các tác phẩm đã học ở Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng, SGK Ngữ văn 7 Cánh Diều. Nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào các văn bản, sách báo, internet để sưu tầm một số tác phẩm cùng đề tài hoặc chủ đề với các tác phẩm đã học
- Đọc kĩ văn bản được chọn
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để nêu cảm nhận
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích Cuộc chạm trán trên đại dương
Văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương trích từ chương 6 và chương 7 của tiểu thuyết khoa học viễn tưởng gồm 47 chương “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Nội dung tác phẩm kể về chuyến phiêu lưu dưới đáy đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nác, chuyên gia nghiên cứu về tự nhiên và hai cộng sự của ông trên con tàu ngầm Nau-ti-luýt của thuyền trưởng Nê-mô. Thoạt tiên, khi nghe Nét Len nói là mũi lao không đâm thủng được da con quái vật, vị giáo sư đã “trèo lên lưng” con cá rồi “thử lấy chân gõ” và nhận thấy thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”. Sự thận trọng của một nhà khoa học khiến ông chưa dám khẳng định đó là vật gì, thậm chí ông còn băn khoăn với cái mai cứng như thế thì liệu đó có phải là “loài động vật thời cổ đại” như rùa hay cá sấu không. Tiếp theo, điều nghi ngại được loại bỏ ngay bằng dữ liệu ông quan sát thấy vật đó có cái lưng đen bóng, “nhẵn thín, phẳng lì” và “không có vảy”. Sự suy đoán tiếp tục được khẳng định chắc chắn hơn qua thực nghiệm khi ông gõ vào vật đó và nghe thấy âm thanh kêu "boong boong” Và rồi khi tận mắt nhìn thấy những mối ghép của những tấm thép lá thì ông hoàn toàn khẳng định đây không phải là con quái vật như mọi người đồn thổi lâu nay, mà chính là một “hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra” - chiếc tàu ngầm.
Lời kết
- Học xong bài Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất, các em cần nắm:
+ Nắm được nội dung văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất
+ Hiểu được ý nghĩa của tác phẩm
+ Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm một truyện khoa học viễn tưởng cụ thể
Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247