YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ý nghĩa của văn chương - Ngữ văn 7

Bài soạn Ý nghĩa văn chương giúp các em hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương. Bài soạn ý nghĩa văn chương hướng dẫn các em tìm hiểu được phần nào phong cách nghị luận của Hoài Thanh và biết cách tìm hiểu một văn bản nghị luận. Các em tham khảo để chuẩn bị bài học đạt kết quả cao.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Hoài Thanh khẳng đinh: nguồn gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.

1.2. Nghệ thuật

  • Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.

  • Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc.
  • Văn bản nghị luận có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

2. Soạn bài Ý nghĩa văn chương

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Nguồn gốc “cốt yếu” của văn chương? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu và đọc bốn dòng đầu của văn bản để gợi ý trả lời.

  • Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. 
  • Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Câu 2. Hoài Thanh viết: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống.. ”. Hãy đọc lại chú thích 5 rồi giải thích và tìm dẫn chứng để làm rõ các ý đó. 

  • Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng, có nghĩa là: thông qua cái nhìn của nhà văn, qua cách cảm nhận và đánh giá riêng của người nghệ sĩ, qua hư cấu sáng tạo của nhà văn, hiện thực khách quan sẽ được phản ánh vào trong văn chương. Do đó, những tác phẩm văn chương sẽ là kết quả của cuộc sống con người, của xã hội vốn phong phú và đa dạng. Ví dụ như thông qua các bài ca dao, chúng ta thấy rõ thân phận của người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. Hay những tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta cảm nhận được non sông, đất nước ta thật tươi đẹp qua các văn bản Sông nước Cà Mau hay Cô Tô... Đó chính là những hiện thực khách quan đã được các nhà văn phản ánh vào trong văn thơ, thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
  • Văn chương còn sáng tạo ra sự sống, có nghĩa là: Văn chương đưa ra những ý tưởng tốt đẹp mà cuộc sống hiện tại chưa có để mọi người hướng tới, phân đấu xây dựng và trong tương lai biến chúng thành hiện thực. Điều này được thể hiện rõ nét qua các câu chuyện cổ tích. Đến với những câu chuyện cổ tích là đến với những ước mơ về một cuộc sống mà ở đó cái ác bao giờ cũng bị trừng trị và những người lương thiện thì sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Hay một cuộc sống mới đã được các tác giả xây dựng nên thông qua thế giới loài vật trong văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và Lao xao của tác giả Nguyễn Duy Khán... 

Câu 3. Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? 

  • Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
  • Văn chương khơi dậy những tình cảm cao thượng của con người
  • Văn chương rèn luyện và mở rộng thế giới tình cảm, làm giàu và giúp cho tình cảm của con người trở nên sâu sắc và tốt đẹp hơn.
  • Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường. Các tác phẩm văn chương và các thi nhân làm giàu cho lịch sử nhân loại. 

Câu 4. Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào? Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.

  • Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương, vì nội dung nghị luận thuộc một vấn đề của văn chương. 
  • Điểm đặc sắc của văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) là vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
  • Dẫn chứng: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Ý nghĩa văn chương  để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt.

3. Một số bài văn mẫu về văn bản Ý nghĩa văn chương

Để làm phong phú thêm kiến thức của bản thân, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF