Qua bài soạn giúp các em làm quen với từ trái nghĩa và cách sử dụng từ trái nghĩa. Ngoài ra, bài soạn còn giúp các em giải quyết các dạng bài tập trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Khái niệm từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.
- Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.
- Từ trái nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
- Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.
-
Sử dụng từ trái nghĩa
- Dùng từ trái nghĩa trong thế đối
- Tạo sự tương phản
- Thành ngữ: Tạo sự cân đối, làm cho lời nói thêm sinh động
- Lưu ý: Cần sử dụng từ ái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh
2. Soạn bài Từ trái nghĩa
2.1. Thế nào là từ trái nghĩa?
Câu 1. Các cặp từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.
- “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
- Cặp từ trái nghĩa: "Ngẩng" - "cúi"
- Cơ sở chung trái ngược về nghĩa: Chỉ hoạt động của đầu
- Cặp từ trái nghĩa: "Ngẩng" - "cúi"
- “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
- Cặp từ trái nghĩa
- "Đi" - "về"
- Cơ sở chung trái ngược về nghĩa: Chỉ sự di chuyển
- "Trẻ" - "già"
- Cơ sở chung trái ngược về nghĩa: Chỉ tuổi tác
- "Đi" - "về"
- Cặp từ trái nghĩa
Câu 2. Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già đó là:
- Rau non, cau non
- mạ non, chồi non
- lá non, búp non
2.2. Sử dụng từ trái nghĩa
Câu 1. Tác dụng của từ trái nghĩa trong hai bài thơ dịch
- "Ngẩng đầu" - "cúi đầu"
- Hai hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ
- Đi trẻ - về già.
- Hai hình ảnh, hai hành động tương phản, làm nổi bật sự thay đổi ở hai thời điểm khác nhau trong cuộc đời người, hàm chứa sự ngậm ngùi, xót xa.
→ Từ trái nghĩa tạo nên phép đối, tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.
Câu 2.
- Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa
- "Ba chìm bảy nổi"
- "Giọt ngắn giọt dài"
- "Chân cứng đá mềm"
- "Dở sống dở chết"
- Tác dụng
- Tạo nên tính hình tượng cao cho các từ ngữ.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Từ trái nghĩa để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca tục ngữ sau đây
Chị em như chuối nhiều tàu
Tấm lành che tấm rách đừng nói nhau nhiều lời.
- Cặp từ trái nghĩa: "lành" -"rách"
Số cô chẳng giàu thì nghèo,
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
- Cặp từ trái nghĩa: "giàu" - "nghèo"
Ba năm được chuyến một sai
Áo ngắn đi mượn áo dài đi thuê
- Cặp từ trái nghĩa: "ngắn" - "dài"
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Cặp từ trái nghĩa: "đêm" - "ngày"; "sáng" - "tối"
Câu 2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in nghiêng trong các cụm từ sau
Từ cho | Từ cần tìm |
|
|
|
|
|
|
|
|
Câu 3. Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau:
- "Chân cứng đá mềm"
- "Vô thưởng vô phạt"
- "Có đi có lại "
- "Bên trọng bên khinh"
- "Gần nhà xa ngõ "
- "Buổi đực buổi cái"
- "Mắt nhắm mắt mở "
- "Bước thấp bước cao"
- "Chạy sấp chạy ngửa"
- "Chân ướt chân ráo"
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê, có sử dụng từ trái nghĩa.
Quê ngoại em ở dưới chân núi Bạch Mã. Rặng núi lô nhô cao thấp chạy dài ăn ra tới phá Tam Giang. Buổi sáng trời trong đứng ở cây số ba có thể nhìn thấy hình dáng chú ngựa trắng đang bay trên phiến đá khổng lồ lưng chừng núi. Buổi tối trăng lên, gió nồm nam thổi đưa những đám mây trắng tràn qua đỉnh núi giống như một thác nước khổng lồ đang chảy. Nếu có dịp trèo lên tới đỉnh Bạch Mã bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời. Phía trước mặt là biển cả mênh mông, lưng, núi non trùng điệp chất chồng lên nhau, trên đầu, trời cao xanh thẳm và phía dưới là làng mạc bình yên ẩn mình dưới những lũy tre xanh. Em yêu vô cùng quê ngoại tươi đẹp!
4. Hỏi đáp về bài Từ trái nghĩa
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.