YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em thấy được tính độc đáo nhưng rất chân thực trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của Hạ Tri Chương . Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Từ niềm vui pha chút ngậm ngùi của người trở về cố hương sau bao năm xa cách, bài thơ cho thấy tình quê hương thầm kín mà sâu nặng của tác giả.
  • Văn bản thơ này cho ta hiểu và thêm quý trọng tấm lòng quê bền chặt của tác giả

1.2. Ý nghĩa

  • Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.

1.3. Nghệ thuật

  • Từ ngữ mộc mạc giản dị.
  • Sử dụng phép đối.
  • Giọng điệu vừa khách quan, hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.

2. Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1.

  • Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về.
  • Khác với "Tĩnh dạ tứ" của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê.

Câu 2.

  • Trong 2 câu đầu, tác giả đã dùng phép tiểu đối, cụ thể là:
    • Thiếu tiểu (trẻ nhỏ ) >< lão đại (già, lớn).
    • Li (đi) >< hồi (về)
    • Hương âm (giọng quê) >< mấn mao (tóc mai)
    • Vô cải (không đổi) >< tồi (thay đổi)

→ Phép tiểu đối giúp khái quát một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ quãng thời gian xa quê của tác giả, nay trở về dù tuổi, vóc dáng thay đổi nhưng giọng quê hương vẫn còn được gìn giữ.

  • Dùng yếu tố thay đổi mái tóc nhấn mạnh yếu tố không đổi giọng quê

→ Biểu hiện cảm động về tấm lòng son sắt, thủy chung với quê hương

⇒ Tình yêu quê hương sâu nặng.

Câu 3.

Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả

Biểu cảm

 

Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả
Câu 1     x x  
Câu 2 x x x x x

Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới

Hai câu trên

“Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu”

  • Giọng điệu của tác giả dường như rất khách quan, bình thản ( kể lại các sự việc)
    • Phảng phất một cảm xúc buồn, bồi hồi trước sự chảy trôi của thời gian

→ Thể hiện tấm lòng của tác giả với quê hương, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.

Hai câu dưới

“Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?"

  • Thiên về tự sự và biểu cảm về việc xuất hiện của đám trẻ nhỏ.
  • Tâm trạng của tác giả khi được trẻ nhỏ hỏi diễn biến
    • Lúc đầu ngạc nhiên, bất ngờ (bị gọi là khách ngay trên quê nhà) → Buồn tủi → Ngậm ngùi → Xót xa cùng ập đến.
    • Chính vì vậy, cũng là tường thuật khách quan, nhưng giọng điệu của tác giả có phần bi hài mà chua xót, đượm một nỗi buồn sâu kín.

⇒ Nhờ thế, càng làm nổi bật tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng của nhà thơ.

Ngoài bài soạn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê để nắm vững những kiến tức cần đạt khi học bài thơ này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.

So sánh

Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ

Bản dịch của Trần Trọng San

Giống nhau

  • Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
  • Sát với bản dịch nghĩa.

Khác nhau

Chi tiết tóc mai rụng

Dịch thành "tóc đà khác xưa" (chưa thể hiện được cụ thể nội dung trong nguyên tác).

Dịch thành "sương pha mái đầu" (cũng chưa đạt).

Câu thứ ba và thứ tư

Chưa dịch được tiếng cười hồn nhiên của đám trẻ con khi chúng đưa ra câu hỏi với tác giả.

Ở hai câu này dịch sát với nguyên tác hơn.

Không dịch được sát ý thơ: "tương kiến, bất tương thức" (gặp nhau, không biết nhau).

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Để hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF