YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 95 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em ôn tập kiến thức một số biện pháp tu từ, cách sử dụng nghĩa của từ ngữ, đồng thời nắm được đặc điểm các dấu câu và tác dụng của chúng. Từ đó, vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Dấu câu

- Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết.

- Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm.

- Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa. Cho nên quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

- Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ và không gây ra lầm lẫn.

- Hiện nay, tiếng Việt dùng 11 dấu câu là:

1. dấu chấm (.)

2. dấu hỏi (?)

3. dấu cảm (!)

4. dấu lửng (…)

5. dấu phẩy (,)

6. dấu chấm phẩy (;)

7. dấu hai chấm (:)

8. dấu ngang (–)

9. dấu ngoặc đơn ()

10. dấu ngoặc kép (“ ”)

11. Dấu móc vuông (dấu ngoặc vuông) ([ ])

1.2. Tác dụng của dấu câu trong tiếng Việt

- Tác dụng của dấu câu trong tiếng Việt là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp.

- Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

Câu 1: Giải thích nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này với từ thở trong câu Em bé thở đều khi ngủ say.

Trả lời:

- Nghĩa của từ thở được dùng trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ: sự quang hợp của lá cây mía tạo ra khí ô-xi. Từ thở ở đây là biện pháp tu từ nhân hóa.

- Sự khác biệt về nghĩa của từ thở trong ngữ cảnh này và từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say:

+ Thở trong dòng thơ Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ: đối tượng của thở là thực vật, không phải con người, cách dùng thở chính là sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để tăng sự sinh động cho hình ảnh thơ.

+ Từ thở trong câu Em bé thở đều đều khi ngủ say: nghĩa gốc dùng để chỉ hoạt động hô hấp của con người.

Câu 2: Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của từ láy đó.

Trả lời: 

- Các từ láy trong bài thơ là: đêm đêm, leng keng, sớm sớm, chiều chiều, lao xao, véo von, khúc khích, lửng lơ, xao xuyến, thẹn thò, ngọt ngào.

- Chọn từ láy lao xao:

+Chỉ những âm thanh hoặc tiếng động nhỏ rộn lên xen lẫn vào nhau, nghe không rõ, không đều. 

+ Tác dụng:  thể hiện trạng thái, sự vận động của thiên nhiên, khiến hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ hiện lên tràn đầy sức sống và có hồn hơn.

DẤU CÂU

Câu 3: Cho biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép trong bài thơ “Gò me”.

Trả lời:

- Dấu ngoặc đơn: dùng chú thích, bổ sung thêm nội dung cho câu thơ trước đó.

- Dấu ngoặc kép: đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp từ lời câu hò được nêu ra trong bài “Hò … ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me/ Không vì sắc lịch mà chỉ vì mê giọng hò”.

BIỆN PHÁP TỪ TỪ

Câu 4: Chỉ ra các biện pháp tu từ được dùng trong những dòng thơ sau và cho biết tác dụng:

a.

Ao làng trăng tắm, mây bơi

Nước trong như nước mắt người tôi yêu

b.

Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

c.

Me non cong vắt lưỡi liềm

Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ

d.

Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe

Trả lời:

a. Sử dụng BPTT so sánh "nước trong như nước mắt” và nhân hóa “trăng rằm, mây bơi”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống.

b. BPTT nhân hóa “tre thổi sáo”.

Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm đối với sự vật được nhắc đến trong câu.
c. BPTT nhân hóa “cong vắt lưỡi liềm” và so sánh “như dải lụa mềm lửng lơ”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống.

d. NPTT nhân hóa “tre khúc khích” “mây lắng nghe”.

Tác dụng: nhấn mạnh sự vật, sự việc được nhắc đến trong câu, giúp sự vật hiện lên có hồn, sinh động và giàu sức sống.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức.

Trả lời:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.


Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

=> Cặp từ láy "hối hả", "xôn xao”, như những nốt nhạc ngân nga trong ca khúc xuân hành, diễn tả niềm tự hào và khí thế cách mạng sôi nổi của nhân dân ta đang vững bước đi lên phía trước.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 95 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF