YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 90 giúp các em tìm hiểu về khái niệm và cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị. Ngoài ra, bài soạn còn giúp giải quyết các dạng bài tập từ 1 đến 5 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 90 - CD để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức tại lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Trong nhiều câu văn, các thành phần câu được cấu tạo bởi cụm từ có hình thức cấu tạo giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V). Các câu văn đó được gọi là câu mở rộng thành phần.

1.2. Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị

Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong các cách:

- Dùng cụm chủ - vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ 

Ví dụ: “Điều các bạn nghĩ cũng là điều xưa nay tôi mộng tưởng.” (Tô Hoài) 

- Dùng cụm chủ - vị bổ sung cho từ làm vị ngữ

Ví dụ: "Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.” (Tô Hoài)

- Dùng cụm chủ vị trực tiếp tạo chủ ngữ 

Ví dụ: “Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt” (Thạch Lam) 

- Dùng cụm chủ vị trực tiếp tạo vị ngữ 

Ví dụ: “Chị Dậu cũng nước mắt chảy ngược qua gò má ròng ròng.” (Ngô Tất Tố)

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Câu 1: Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi vị ngữ đó.

a. Đã có lúc, Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. (Ngọc An)

b. Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ. (Đinh Trọng Lạc)

Trả lời:

Câu

Vị ngữ

 

Vị ngữ là CĐT

ĐTTT

Thành tố phụ là cụm C - V

a

tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên.

tưởng

mình / không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên.

b

cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

quay lại

kí ức ta / quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ.

Câu 2: 

Tìm vị ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a. Cậu Cơ vẫn nét mặt hầm hầm (Ngô Tất Tố)

b. Tía nuôi tôi tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía…(Đoàn Giỏi)

Trả lời:

Vị ngữ là cụm chủ vị:

a. vẫn nét mặt/ hầm hầm

b. tay/ cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía

Câu 3: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó.

a. Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi lại rộng quá khổ, cứ lùng nhà lùng nhùng làm tôi thẹn thùng, khó chịu. (Đoàn Giỏi)

b. Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc phảng phất màu huyền thoại (Bùi Hồng)

Trả lời:

Câu

Vị ngữ

 

Chủ ngữ là CDT

DTTT

Thành tố phụ là cụm C – V trong CN

a

Bộ quần áo bà ba đen mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi

Bộ quần áo bà ba đen

Bộ quần áo bà ba đen// mà má nuôi tôi vừa khâu cho tôi

b

Chuyện bác Hai và chú kết bạn rồi cùng nhau đánh giặc

Chuyện bác Hai và chú

Chuyện bác Hai và chú // kết bạn

Câu 4: Tìm chủ ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây:

a) Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên. (Ếch ngồi đáy giếng)

b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí khiến cho chị Dậu hai hàng nước mắt chạy quanh. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

Cụm C-V trong chủ ngữ:

a. Chủ ngữ: trời/ mưa to

b. Chủ ngữ: Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi/ hình như có một sức mạnh thần bí

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.

Trả lời:

Em rất cảm động với tình cảm bà cháu thiêng liêng trong tác phẩm thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là thứ tình cảm thuần túy và trong sáng nhất, xuất phát từ hai trái tim tràn đầy tình yêu thương của bà và cháu. Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất không chỉ không làm thấp đi tình cảm bà cháu. Trái lại, càng khiến cho tình cảm ấy trở nên thiêng liêng hơn. Người bà khốn khó ấy, đã chắt chiu, hi sinh, dành dụm từng chút một để cho cháu một tuổi thơ hạnh phúc. Còn người cháu, thì sẵn sàng ra chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ tổ quốc, quê hương và người bà ở nơi đó. Tình cảm thiêng liêng ấy, được nhà thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách nhẹ nhàng và sâu lắng qua bài thơ Tiếng gà trưa.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: 

Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng cách nào? Hiệu quả của việc mở rộng ấy là gì? Mở rộng các câu sau và cho biết cách thức mở rộng:

a. Trời mưa

b. Gió thổi

c. Nó đang đọc sách

d. Xuân về

Trả lời:

Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

Mở rộng các câu

a. Trời mưa tầm tã (mở rộng vị ngữ bằng cụm động từ)

b. Những đợt gió mùa đông bắc thổi rất mạnh. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)

c. Nó đang đọc sách viết về thế giới loài chim (biến vị ngữ có cụm từ thông tin đơn giản thành cụm từ có thông tin cụ thể, chi tiết hơn)

d. Mùa xuân ấm áp về. (biến chủ ngữ thành cụm danh từ)

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON