YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Các vùng miền nước ta luôn có những nét riêng phong tục tập quán, cách phát âm và từ ngữ khác nhau tạo nên từ địa phương. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 116 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em hiểu hơn về đặc điểm và tác dụng của từ địa phương trong giao tiếp và văn học. Từ đó, vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ngôn ngữ vùng miền

- Ngôn ngữ vùng miền (phương ngữ) là biến thể theo mỗi địa phương của một ngôn ngữ, được thể hiện chủ yếu trên các phương tiện ngữ âm và từ vựng.

- Mỗi phương ngữ có những đặc điểm riêng về ngữ âm, thể hiện qua cách phát âm của người dân mỗi địa phương.

- Đặc biệt, trong mỗi phương ngữ bao giờ cũng có một số từ ngữ không có nghĩa tương đương trong ngôn ngữ toàn dân.

1.2. Từ địa phương

- Mỗi vùng miền cả một số từ ngữ riêng biệt, thường gọi là từ ngữ địa phương. Những từ ngữ đó phát sinh từ những nét riêng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí và phong tục tập quán của cư dân địa phương.

- Từ ngữ địa phương thể hiện tính đa dạng trong ngôn ngữ của một cộng đồng.

- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương thường chỉ được dùng ở một vùng, miền nhất định.

- Trong tác phẩm văn học, từ ngữ địa phương có thể được dùng nhằm tạo sắc thái địa phương cho sự việc, nhân vật hoặc được dùng như một phương tiện tu từ.

- Trong các văn bản khoa học, hành chính, không được dùng từ ngữ địa phương (trừ khi có lí do đặc biệt).

- Trong giao tiếp thông thường, chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi trò chuyện thân mật với những người nói cùng phương ngữ với mình.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

TỪ ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1: Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?

Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít....

Trả lời:

- Những từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thâu, vịm, trẹc, o.

- Đây được coi là từ ngữ địa phương vì những từ ngữ này là đặc trưng vùng miền, chỉ ở Huế mới sưr dụng.

Câu 2: Liệt kê một số từ ngữ địa phương được dùng trong văn bản Chuyện cơm hến. Những từ ngữ đó có nghĩa tương đương với những từ ngữ nào được dùng ở địa phương em hoặc trong từ ngữ toàn dân?

Trả lời: 

Từ ngữ địa phương trong “Chuyện cơm hến”

Từ ngữ toàn dân/ địa phương nơi khác

  Lạt

  Nhạt

  Duống

  Đưa xuống

  Né

  Tránh

  Phỏng

  Bỏng

  Túi mắt túi mũi

  Tối mắt tối mũi

  Tui

  Tôi

  Xắt

  Thái

  Nhiêu khê

  Lôi thôi, phức tạp

  Mè

  Vừng

  Heo

  Lợn

  Vị tinh

  Bột ngọt

  Thẫu

  Thẩu

  Vịm

  Liễn

  Trẹc

  Mẹt

  O

  Cô

  Tô

  Bát

  Chi

  Gì

  Môn bạc hà

  Cây dọc mùng

  Trụng

  Nhúng

Câu 3: Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến.

Trả lời:

Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đặc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.

Câu 4: Nêu một số từ ngữ địa phương chỉ sự vật (người, cây cối, con vật, đồ vật) ở các vùng miền mà em biết và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

Từ ngữ địa phương

Từ ngữ toàn dân

  Má, u, bầm, mạ

  Mẹ

  Thầy, tía, cha, ba

  Bố

  Chén

  Cốc

  Heo

  Lợn

  Quả thơm

  Quả dứa

  Con Tru

  Con Trâu

  Bắp

  Ngô

 

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Tìm từ địa phương trong đoạn văn sau:

Lũ chúng tôi hồi hộp vô cùng khi biết hôm nay là ngày báo điểm thi học kì. Đề thi lần này tương đối khó và nó có ảnh hưởng khá nhiều đến việc xét danh hiệu học sinh và xét tuyển đại học của chúng tôi. Những đứa trúng tủ thì ung dung khoan khoái, còn những đứa lệch tủ thì bồn chồn day dứt. Tôi không có nhiều tâm trạng để lo cho điểm số lần này vì má tôi đang ốm nặng và đang nằm viện. Dạo gần đây, sức khỏe má khá yếu, tôi và chị thường xuyên thay phiên nhau chăm sóc má và thu dọn chuyện nhà cửa, chăm sóc đàn heo. Đang suy nghĩ mông lung về những câu chuyện trong gia đình, chợt tiếng thằng Phát bảo tôi:

- Mày kì này được 7 điểm, cầm chắc học sinh tiên tiến rồi nhé!

Tôi vui mừng khôn xiết, cứ nghĩ pha lệch tủ này tôi sẽ trượt danh hiệu rồi. Thế là tôi đã đạt được mục tiêu đặt ra ở kì học này, tôi chỉ mong nhanh chóng hết giờ để chạy ngay đến chỗ má khoe với má để nhìn má phấn chấn hơn. Nhìn thấy nụ cười tươi trên khuôn mặt má, tôi mới nhận ra rằng, đôi lúc hạnh phúc đến từ những thứ thật đơn giản và mộc mạc không phải ở đâu xa.

Trả lời:

Từ ngữ địa phương được sử dụng trong đoạn văn là: Má, heo.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 116 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON