YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngữ văn 7

Bài soạn Thêm trạng ngữ cho câu không chỉ giúp các em hiểu được khái niệm và ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học mà còn giúp các em hiểu được công dụng của trạng ngữ và có thể tách trạng ngữ ra làm thành một câu. Qua đó các em cần nắm rõ công dụng về trạng ngữ để vận dụng vào làm bài tập. Bài soạn Thêm trạng ngữ cho câu hướng dẫn các em giải các bài tập trong sách giáo khoa. Các em tham khảo để chuẩn bị bài học đạt kết quả cao.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện,... cho sự việc được nói đến trong câu.
  • Công dụng của trạng ngữ:
    • Xác định hoàn cảnh, địa điểm, nơi chốn,...góp phần làm cho nội dung câu đầy đủ và chính xác.
    • Nối kết các câu, các đoạn với nhau làm cho đoạn văn bài văn them mạch lạc.
  • Trong một số tình huống, trạng ngữ có thể tách ra làm thành một câu.

2. Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Câu 1. Đọc các đoạn văn SGK trang 47 và nêu công dụng cảu các trạng ngữ trong câu.

  • Các trạng ngữ trong hai đoạn văn: 
  • (1) Ở loại bài thứ nhất 
  • (2) Ở  loại bài thứ hai 
  • (3) Đã bao lần 
  • (4) Lần đầu tiên chập chững bước đi 
  • (5) Lần đầu tiên tập bơi 
  • (6) Lần đầu tiên chơi bóng bàn 
  • (7) Lúc còn học phổ thông 
  • (8) Về môn hóa 
  • Các trạng ngữ trên có hai tác dụng:
  • Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. 
  • Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Câu 2. Chỉ ra các trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong chuỗi các câu. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành. 

  • a. Trạng ngữ "Năm 72" được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu. Qua đó, bộc lộ cảm xúc của người viết. 
  • b. Trạng ngữ "Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vắng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" được tách ra thành câu riêng, vừa có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu, vừa có tác dụng nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh. Từ đó, tác giả muốn làm nổi bật tâm trạng buồn bã của người lính và giai điệu của tiếng đờn.

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.

  • Tùy vào cách cảm nhận khác nhau, HS có thể trình bày những suy nghĩ của các em về sự giàu đẹp của tiếng Việt. 
  • Các em có thể tham khảo đoạn văn sau: “Các bạn thân mến! Tiếng Việt của chúng ta rất giàu đẹp. Với một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú, người Việt có thể sử dụng để tạo từ ngữ, đặt câu, viết đoạn văn và tạo lập văn bản một cách linh hoạt. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu, ngữ pháp uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng; tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc. Những câu thơ đọc lên như có nhạc điệu của một bài hát, những âm thanh trầm bổng, cao thấp như lời ca, như bản nhạc du dương réo rắt. Ngày nay, chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào tương lai vững chắc cua tiếng Việt. Do vậy, mọi người phải cùng nhau nỗ lực để’ giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng tiếng nói của dân tộc vì đó là nguồn tài sản vô giá cua một quốc gia”. 
  • Đoạn văn vừa viết ở trên có hai trạng ngữ:
  • Trạng ngữ: Vơỉ một hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú là trạng ngữ chỉ phương tiện, dùng đế xác định về phương tiện đế giao tiếp.
  • Trạng ngữ: Ngày nay xác định về thời gian, làm rõ nội dung cho đoạn văn.

Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm

bài giảng Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

3. Hỏi đáp về bài Thêm trạng ngữ cho câu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON