Khi biết các làm bài thơ bốn, năm chữ, các em có thể dễ dàng thể hiện cách nhìn, cảm nhận,...của mình về cuộc sống. Bài soạn Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ thuộc sách Cánh Diều dưới đây nhằm giúp các em định hướng và lưu ý một số vấn đề khi làm thơ bốn, năm chữ. Từ đó, vận dụng kiến thức sáng tác những bài thơ ý nghĩa cho riêng mình. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Định hướng
Làm bài thơ bốn chữ, năm chữ cần:
- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,...của người viết về cuộc sống
- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống
- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị
- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ
- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản
- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại
1.2. Những lưu ý khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ
- Khi làm bài thơ bốn chữ, năm chữ, các em cần chú ý cách gieo vần:
+ Có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ)
+ Vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ)
+ Vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ)
+ Vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ)
+ Vần hỗn hợp (vần được gieo không trật tự nào).
- Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo nhiều vần.
- Mỗi bài thơ có thể có nhiều khổ, số dòng trong mỗi khổ thơ cũng không cố định.
2. Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi:
a) Điền từ thích hợp ở trong ngoặc vào những chỗ trống trong các khổ thơ sau. Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.
(ngay, trong, đây)
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nóng
Em ngồi vào…(1)
Mát ơi là mát!
(Xuân Quỳnh)
(băm, cày, lao)
(mịt, sương, mờ)
Ngựa phăm phăm bốn vỏ
Như (2)…xuống mặt đường
Mặc sớm rừng mù …(3)
Mặc đêm đông giá buốt.
(Phan Thị Thanh Nhàn)
b) Viết một bài thơ bốn chữ (về một người thân trong gia đình hay một kỉ niệm của em với người thân, bạn bè hoặc một bài thơ năm chữ (về một loài vật, cây cối mà em yêu thích).
- Chuẩn bị:
+ Em muốn viết về ai hay một kỉ niệm hoặc về loài vật, loài cây nào?
+ Tình cảm, cảm xúc của em với đối tượng ấy như thế nào?
- Viết bài thơ:
+ Kể hoặc miêu tả hình ảnh của đối tượng, qua đó, thể hiện cảm xúc, tình cảm của em dành cho đối tượng.
+ Lựa chọn từ ngữ thích hợp để thể hiện đặc điểm của đối tượng. Hãy vận dụng các biện pháp tu từ như tương phản, so sánh, điệp cấu trúc,
+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vấn, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ.
- Kiểm tra và chỉnh sửa:
+ Đọc lại bài thơ đã viết
+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ bốn chữ, năm chữ chưa?
+ Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?
+ Có cần thay thể từ ngữ nào để bài thơ hay hơn không?
Trả lời:
a) Đáp án: (1) trong, (2) băm, (3) sương
b) Bài thơ bốn chữ về người thân:
Con ơi con hỡi
Con hãy ngủ ngoan
Cho mẹ ôm ấp
Giấc mộng bé con!
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Chọn bài thơ thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ và tìm vần thích hợp.
Trả lời:
- Vần liền:
Ai là bạn gió
Mà gió đi tìm
Bay theo cánh chim
Lùa trong tán lá
Gió nhớ bạn quá
Nên gõ cửa hoài.
(Theo Ngân Hà, Bạn của gió)
- Vần cách:
Nhà trẻ con đã quen
Không còn hờn khóc nữa
Nhưng cứ độ tan tầm
Con lại ra đứng cửa
Mong mẹ và mong bố
Mắt nhìn về phố đông
Ôi tấm lòng thơ nhỏ
Đã thuộc giờ ngóng trông
Thành phố rộng mênh mông
Bao la chiều gió thổi
Ở cuối con đường kia
Có con đang đứng đợi.
(Theo Lưu Quang Vũ, Buổi chiều đón con)
4. Hỏi đáp về bài Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.