YOMEDIA
NONE

Soạn bài Sau phút chia li của Đoàn Thị Điểm - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em thấy được nỗi sầu khổ vì chia li xa cách, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, gia đình của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Hiểu được cấu trúc thể thơ song thất lục bát trong bản dịch Chinh phụ ngâm khúc.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1.  Nội dung

  • Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa.
  • Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.

1.2. Nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ song thất lục bát diễn tả nỗi sầu bi dằng dặc của con người.
  • Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tính chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu.
  • Sáng tạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ ... góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương.

2. Soạn bài Sau phút chia li

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.

  • Mỗi khổ thơ có 4 câu (2 dòng đầu mỗi dòng có 7 tiếng, 2 dòng sau là một cặp thơ lục bát)
  • Cách hiệp vần: chữ cuối của dòng 7 trên vần với chữ thứ 5 của dòng 7 dưới, chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối của câu 6 tiếp theo, còn cặp lục bát thì chữ cuối của câu 6 sẽ hiệp vần với chữ thứ 6 của câu tám, chữ cuối của câu 8 lại hiệp vần với chữ thứ 5 câu 7 của khổ tiếp theo.

Câu 2: Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối “Chàng thì đi” – “Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc”, “trải ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?

  • Khổ đầu là nỗi trống trải của lòng người trước cuộc chia li phũ phàng.
  • Phép đối “Chàng thì đi – Thiếp thì về” thể hiện sự cách trở ngang trái, kết hợp với hình ảnh “mây biếc, núi xanh” càng làm cho không gian nới rộng ra vô tận.

Câu 3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối “còn ngoảnh lại – hãy trông sang” trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của hai đại danh Hàm Dương – Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu?

  • Ở khổ hai, nỗi sầu ngày càng thêm chất chứa.
  • Phép đối: gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li, phũ phàng, xót xa.
  • Phép điệp từ, đảo vị trí của hai địa danh: diễn tả nỗi nhớ triền miên, một nỗi sầu, nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.

Câu 4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: "cùng, thấy" trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?

  • Nỗi sầu chia li lên đến cực độ, sự cách ngăn đã hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh, Các điệp từ “cùng”, “thấy” và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu làm tăng lên không gian rộng, dài, một màu xanh đơn điệu, càng thêm xót xa về sự chia lìa.

Câu 5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?

  • Điệp ngữ là một từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
  • Điệp ngữ là một câu (điệp cú): “Chàng thì đi”, “Thiếp thì về”
  • Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng):

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chằng ý thiếp ai sầu hơn ai?

  • Giá trị: một hình ảnh của sự chia li là bất tận, mang lại giá trị biểu cảm sâu sắc cho bài thơ.

Câu 6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.

  • Cảm xúc chủ đạo: nỗi sầu của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận. Lên án, tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa.
  • Ngôn ngữ và giọng điệu mang nặng nét trầm buồn phù hợp với nội dung bài thơ.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.

  • Đoạn trích “Sau phút chia li“ thuộc thể thơ song thất lục bát vì
    • Mỗi khổ có 4 câu (2 dòng đầu 7 tiếng, 2 dòng sau là một cặp thơ lục bát).
    • Bài thơ có cách hiệp vần
      • Ví dụ: Ở khổ cuối bài thơ
        • Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ 5 câu 7 dưới (thấy, mấy - đều là vần trắc)
        • Chữ cuối câu 7 dưới vần với chữ cuối câu 6 dưới (dâu - màu)
    • Trong các cặp lục bát chữ cuối câu 6 vần với chữ 6 câu 8 (thấy - mấy)

Câu 2. Qua 4 khố thơ đầu, nổi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối “Chàng thì đi” -  “Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc”, “trải ngàn núi xanh" có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?  

  • Nỗi sầu chia li đầy lưu luyến và bịn rịn của người vợ có chồng ra chiến trận được tác giả khắc hoạ khá đậm nét trong khố thơ đầu tiên. Bằng biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập
    • Giữa hình ảnh kẻ ở và người đi (Chàng thì đi - Thiếp thì về)
    • Giữa không gian rộng - hẹp (cõi xa - buồng cũ)
    • Giữa hai hoàn cảnh (mưa gió - chiếu chăn)

→ Tác giả đã gợi lên cả một hiện thực chia li phũ phàng và nồi niềm đau đớn trước tình cảnh hai vợ chồng đang mặn nồng thì phải xa cách bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa.

  • Cùng với biện pháp nghệ thuật tương phản đối lập, các hình ảnh "tuôn màu mây biếc", "cá ngàn núi xanh" đã góp phần gợi ra trước mắt người đọc một không gian mênh mông vô tận. Trên bức tranh đó, hình ảnh người chinh phụ nhỏ bé, mong manh với nồi sầu li biệt dâng lên thâm sâu và bao phủ lên cảnh vật.

Câu 3. Qua khổ thơ thứ hai, nồi sầu đó được gợi tả thêm như thế -lào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí cua 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?

  • Ở khổ thơ thứ 2, nỗi sầu ngày một tăng thêm chứa chất.
  • Tác giả tiếp tục dùng phép đối: ngoảnh lại - trông sang đế gợi lên tình cảm lứa đôi thắm thiết đầy lưu luyến không muốn rời xa, đồng thời diễn tả hiện thực chia li phũ phàng, xót xa.
  • Bên cạnh đó, tác giả còn dùng phép điệp từ và đảo vị trí của 2 địa danh: Hàm Dương - Tiêu Tương đế diễn tả nỗi nhớ triền miên chứa chất nỗi sầu chia li của người chinh phụ. Nồi sầu đó đã được đấy lên một mức độ cao hơn. Đó là nỗi nhớ chồng trong xa xôi cách trở, nỗi nhớ đó càng trở nên dai dẳng và đau đớn biết nhường nào.

Câu 4. Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?

  • Ở khố 4, nỗi sầu chia li của người chinh phụ đã được đẩy lên tới đỉnh điểm.
    • Thông qua các điệp từ: "cùng", "thấy" diễn tả nổi nhớ thương da diết trong xa cách của người chinh phụ và chồng.
    • Kết hợp với cách nói về "ngàn dâu" và "màu xanh của ngàn dâu", tác giả đã gợi ra cả một không gian vô tận của trời đất bao la.

→ Trên không gian đó, nỗi sầu càng trở nên chứa chất và niềm hi vọng người chinh phụ trở về chỉ còn là sự vô vọng.

Câu 5. Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọar thơ và nêu tác dụng biếu cảm của các điệp ngữ đó?

  • Bài thơ đã diễn tả sâu sắc nồi sầu chia li của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu đó được tác giả diễn tả bằng ngôn từ điêu luyện và đặc biệt là việc sử dụng điệp ngữ rất tài tình.
    • Điệp ngữ trong bài có rất nhiều dạng
      • Điệp ngữ là một từ: Hàm Dương, Tiêu Tương
      • Điệp ngữ là môt câu: “Chàng thì đi” ... “Thiếp thì về”...
      • Điệp ngữ chuyển tiếp (dạng vòng)

 “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

  • Như vậy, các điệp ngữ trong bài rất phong phú, đã mang lại giá trị biếu cảm sâu sắc cho bài văn. Nổi sầu li biệt của người chinh phu và chinh phụ được diễn tả vô cùng ấn tượng

⇒ Gợi lên hình ảnh một cuộc chia li bất tận.

Câu 6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.

  • Cảm xúc chủ đạo của văn bản đó là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận.
    • Nồi sầu vừa có ý nghĩa tố cáo: chiến tranh phi nghĩa
    • Vừa thể hiện khát khao về hạnh phúc lứa đôi củi người phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Để đạt được điều đó, tác giả bài thơ đả sử dụng ngôn từ rất tinh tế và điêu luyện, đặc biệt là việc dùng điệp ngữ tài tình, đã dấy lên trong lòng người đọc sự cảm thông sâu sắc.

Bên cạnh bài soạn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Sau phút chia li do Học247 biên soạn và tổng hợp để hiểu kĩ hơn về tác phẩm này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy phân tích màu xanh trong đoạn thơ bằng cách

a. Ghi đủ các từ chỉ màu xanh

b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh

c. Nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ.

Gợi ý làm bài

a. Các từ ngữ chỉ màu xanh

  • Như chúng ta đã biết, trong đoạn trích "Sau phút chia li" bên cạnh nghệ thuât dùng điệp ngữ tài tình, tác giả còn có một hệ thống ngôn từ điêu luyện, trong đó phải kể đến các từ ngữ chỉ về màu xanh đầy tinh tế.
    • Có hàng loạt các từ ngữ chỉ màu xanh: "mây biếc" (mây xanh), "núi xanh", "xanh xanh những mấy ngàn dâu", "ngàn dâu xanh ngắt".

b. Phân biệt sự khác nhau trong các màu xanh

  • Tuy vậy, các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa
    • Mây biếc : mây có màu xanh đậm và tươi, được phản chiếu bởi ánh sáng làm co màu mây xanh biếc.
    • Núi xanh : màu xanh của lá cây.
    • Xanh xanh : màu xanh nhìn xa bị nhạt nhòa do khoảng cách. 
    • Xanh ngắt : xanh đậm, thuần một màu trên diện rộng
      • Và đến đây, khi nhắc đến màu xanh ngắt của ngàn dâu ta nhận thấy đó không còn là một tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót, vô vọng của người chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.

c. Tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nỗi sầu chia li của người chinh phụ

  • Miêu tả màu sắc của thiên nhiên: mây, núi, ngàn dâu
  • Nói lên không gian ngăn cách và xa cách nghìn trùng vời vợi giữa người chinh phụ và người chồng ra trận.
  • Diễn tả nỗi sầu chia li dâng trào trong lòng người và bao trùm khắp cảnh vật (tâm cảnh).

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Sau phút chia li

Đặng Trần Côn đã tinh tế nhìn ra nỗi mất mát lớn lao của chiến tranh phi nghĩa và cất lên tiếng nói cảm thông với số phận khổ đau trong cảnh chia li tan tác qua bài Sau phút chia li. Để hiểu hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON