YOMEDIA
NONE

Soạn bài Sài Gòn tôi yêu - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em thấy được vẻ đẹp về cảnh sắc, thiên nhiên và con người Sài Gòn. Qua đó thấy được tình yêu sâu đậm, tha thiết của Minh Hương đối với Sài Gòn.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Sài Gòn là một thành phố trẻ trung, năng động, có nét hấp dẫn về thiên nhiên và khí hậu
  • Người Sài Gòn phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành, trọng đạo nghĩa
  • Thể hiện tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn

1.2. Nghệ thuật

  • Lời văn miêu tả giàu cảm xúc
  • Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm
  • Sử dụng thành công một số biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ và nhân hóa

2. Soạn bài Sài Gòn tôi yêu

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1.

  • Tác giả đã cảm nhận Sài Gòn trên những phương diện
    • Thiên nhiên, khí hậu thời tiết
    • Cuộc sống sinh hoạt của thành phố
    • Đặc điểm cư dân và phong cách con người.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1. Từ đầu đến “tông chi họ hàng”: Những ấn tượng chung và tình yêu của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.
    • Phần 2. Tiếp đó đến “leo lên hơn năm triệu”: Cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn.
    • Phần 3. Còn lại: Khẳng định tình yêu của tác giả đối với thành phố Sài Gòn.

Câu 2.

a. Nét riêng biệt của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn:

  • Thời tiết rất đa dạng: nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: trời đang ui ui buồn bã, bỗng trong vắt lại như thủy tinh.

b. Tình cảm của tác giả

  • Tác giả rất yêu Sài Gòn, thể hiện qua việc quan sát, biết rất tỉ mỉ những chi tiết nhỏ, từ khí hậu, đến nhịp sống, con người Sài Gòn.
  • Giọng văn khi nhắc đến đầy tình cảm, trìu mến: “Tôi yêu…”.
  • Biện pháp tu từ: điệp ngữ (6 lần từ “Tôi yêu…”)

→ Tác giả yêu Sài Gòn với một tình yêu chân thành, tha thiết.

Câu 3.

  • Nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn
    • Ăn nói tự nhiên, hề hà,dễ dãi.
    • Ít dàn dựng, tính toán.
    • Chân thành, bộc trực.

→ Con người Sài Gòn tự nhiên, chân thành, cởi mở mà vẫn ý nhị.

  • Thái độ, tình cảm của tác giả với người Sài Gòn
    • Tác giả hiểu và yêu mến phong cách sống của con người SG, ca ngợi những nét đẹp trong phong cách sống đó.
    • Tác giả yêu con người Sài Gòn, yêu đất SG ⇒ như mối tình dai dẳng, bền chặt.

Câu 4.

  • Ý nghĩa, vị trí đoạn cuối
    • Đoạn cuối là đoạn biểu cảm trực tiếp, thể hiện một cách trực diện, chân thực và sâu sắc tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn :
    • Nhà văn thể hiện tình yêu thiên nhiên và cả con người nơi đây.
    • Thể hiện sự trân trọng đối với Sài Gòn.

Câu 5.

  • Những đặc điểm của nghệ thuật biểu cảm
    • Lời văn miêu tả giàu cảm xúc.
    • Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm.
    • Sử dụng phù hợp và nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như : so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa ⇒ Gợi lên hình ảnh một sài gòn năng động, đầy sức sống với những con người chân thành, đáng yêu, đáng mến. Qua đó, thể hiện tình yêu sâu sắc, tha thiết của tác giả với Sài Gòn.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Sài Gòn tôi yêu để nắm vững được những nội dung kiến thức cần đạt.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Em hãy tìm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương em

  • Tuỳ vào các vùng quê khác nhau, các em có thể sưu tầm những bài viết về vẻ đẹp và những đặc sắc của quê hương mình.

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng đất mà mình đã từng gắn bó.

  • Các em có thế tham khảo đoạn văn sau:

Nhà thơ Đồ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

 Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm â'p, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Nhửng kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suôt cuộc đời!

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Sài Gòn tôi yêu

“Sài Gòn tôi yêu” là tùy bút đậm chất thơ được tác giả Minh Hương viết vào cuối tháng 12 - 1990 và in trong tập “Nhớ Sài Gòn” (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh - 1994). Nội dung bài văn thể hiện tình cảm yêu mến chân thành, nồng nhiệt và sự gắn bó sâu đậm của tác giả đôi với vùng đất trù phú này cùng với những chủ nhân của nó. Để có thể phân tích được văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp bài Sài Gòn tôi yêu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF