YOMEDIA
NONE

Soạn bài Phò giá về kinh - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em thấy được đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. Cảm nhận được khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần được thể hiện qua bài thơ Phò giá về kinh. Đồng thời, bài soạn còn giúp các em giải quyết bài tập 1 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Khí  thế chiến thắng ngoại xâm của dân tộc ta thời Trần
  • Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.
  • Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn.

1.2. Nghệ thuật

  • Hình thức diễn đạt cô đúc, ngắn gọn súc tích, cô đúc dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.
  • Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
  • Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

1.3. Ý nghĩa

  • Hào khí chiến thắng và  khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần .

2. Soạn bài Phò giá về kinh

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài “Tụng giá hoàn kinh sư” về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

  • Bài thơ có 4 câu thơ.
  • Mỗi câu có 5 tiếng.
  • Cách hiệp vần: ở tiếng cuối của dòng 2 và 4 (quan, san)

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

  • Cách biểu ý: trước tiên tái hiện những chiến công chống giặc ngoại xâm, sau thể hiện khát vọng hòa bình, lời động viên xây dựng, phát triển đất nước.
  • Cách biểu cảm: bài thơ tràn ngập cảm hứng hào sảng, tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công vang dội, niềm tin, thương yêu cho đất nước.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

  • Điểm giống:
    • Thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
    • Ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hòa trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài "Tụng giá hoàn kinh sư" về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

  • Quan sát bài thơ ta nhận thấy, đây là bài thơ thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt vì
    • Bài thơ có 4 câu.
    • Mỗi câu có 5 tiếng.
    • Cách hiệp vần: ở tiếng cuối của dòng 2 và 4 (quan, san).

Câu 2. Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chồ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

  • Hai câu đầu
    • Tác giả đã đảo trật tự thời gian khi nói về các chiến thắng.
    • Chiến thắng Chương Dương đã diễn ra sau nhưng lại được nói đến trước vì không khí chiến thắng vẫn còn đang trào dâng trong lòng tác giả.
    • Sau đó ông mới trở lại với không khí chiến thắng Hàm Tử (nếu xét về trật tự thời gian thì chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước chiến thắng Chương Dương 2 tháng).

→ Đây là một nét đặc sắc khiến cho hai câu thơ ngắn gọn giàu sức gợi tả.

⇒ Khẳng định chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông.

  • Hai câu sau: là lời động viên nhắc nhở xây dựng đất nước và niềm tin mãnh liệt vào sự bền vững của non sông, đất nước; của dân tộc.

Câu 3. Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

  • Tuy cách nhau đến hai thế kỉ nhưng hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh có nhiều điểm tương đồng:
    • Về nội dung: cả hai bài đều thể hiện khí phách kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
    • Về hình thức: cả hai bài đều ngắn gọn, súc tích mà mạnh mẽ, cô đúc mà thâm trầm. Cảm xúc hoà trong ý tưởng, được thể hiện qua ý tưởng.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phò giá về kinh để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

  • Cách nói của bài thơ
    • Bài thơ "Phò giá về kinh" như một bản tổng kết ngắn gọn, đanh thép và hào hùng về chiến thắng của quân dân ta thời Trần. Qua đó, gửi gắm một niềm tin sắt đá vào sự trường tồn của dân tộc, đó chính là một chân lí.
    • Có được kết quả trên là nhờ vào cách nói giản dị mà cô đúc của bài thơ, đã thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình cua dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
    • Bài thơ không sử dụng một biện pháp hoa mĩ nào, chỉ có lời nói giản dị, chân thành nhưng chắc nịch, mạnh mẽ, rắn rỏi.
  • Bài thơ và hào khí thời Trần
    • Bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A - đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm
      • Dẫn chứng
        • Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt, khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vua đất Bắc”.
        • Binh lính khắc lên tay nhau hai chữ: "Sát Thát".
        • Cậu bé Trần Quốc Toản nghe chuyện giặc tàn phá - căm giận bóp nát quả cam.
        • Các bô lão ở hội nghị Diên Hồng đồng thanh hô vang: "Đánh"
        • Trần Thủ Độ với quyết tâm: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, bệ hạ cứ an lòng”.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Phò giá về kinh

Để cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của bài Phò giá về kinh, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF